Những điểm yếu trong vận hành và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 76 - 79)

Từ những phân tích thực trạng trong vận hành và phát triển về mô hình kinh doanh Ngân hàng thực phẩm Việt Nam dựa trên khung khổ SBMC trên đây, bên cạnh những ưu điểm trong vận hành thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém còn tồn tại mà tác giả phân tích trong mô hình với 5 yếu tố cần khắc phục như sau:

Về giá trị cung cấp:

Như đã phân tích ở phần thực trạng về giá trị cung cấp cho khách hàng, FBVN đã làm rất tốt ở 2 phân khúc khách hàng là Người thụ hưởng và các tổ chức thụ hưởng. Tuy nhiên chưa có những đề xuất giá trị trọng tâm phát triển đề xuất giá trị phân khúc khách hàng doanh nghiệp, tập đoàn lớn để từ đó tạo ra những giá trị khác biệt và thu hút khách hàng ở phân khúc này

Về kênh phân phối:

Kênh thông tin và phân phối là các kênh quan trọng để giúp Ngân hàng thực phẩm chuyển giao giá trị các sản phẩm, dịch vụ cho các đối tượng khách hàng của FBVN. Tuy nhiên FBVN vẫn còn chưa phát triển được các kênh phân phối sau

Về Kênh offline: Ngân hàng thực phẩm Việt Nam mới tập trung Chưa phát triển được kênh phân phối offline- kho vận theo khu vực và kho vận ở địa phương để chuyển giao giá trị đến khách hàng tại từng khu vực và địa phương nhỏ. Như bài học từ Hàn Quốc, để thành công trong việc triển khai mô hình Ngân hàng thực phẩm tại Hàn Quốc thì việc phát triển kênh phân phối offline theo cụm và theo địa phương đóng vai trò rất quan trọng để nhân rộng mô hình và hỗ trợ được người thụ hưởng trên diện rộng

Về Kênh online: chưa phát huy được hiệu quả cao với các kênh từ Website

hay facebook. Thực tế từ bài học của Singapore và Anh Quốc, FBVN nên mở rộng và phát triển kênh online như một platform để tiếp nhận và chuyển giao giá trị cho khách hàng thông qua nền tảng công nghệ/app

Về quan hệ khách hàng:

Như phân tích ở trên, FBVN bước đầu đã tạo dựng quan hệ khách hàng rất tốt với người yếu thế. Tuy nhiên thực trạng vận hành còn những điểm yếu về yếu tố quan hệ khách hàng như sau:

Thứ nhất đối với vân khúc khách hàng là tổ chức thụ hưởng thì chưa có quy trình để gắn kết chặt chẽ để từ đó duy trì và phát triển mô hình tại các địa phương.

Thứ hai, Chưa tập trung phát triển mở rộng quan hệ khách hàng với các Doanh nghiệp lớn và chưa có cơ chế quản trị mối quan hệ khách hàng đối với hệ thống các đối tác thụ hưởng

Về các hoạt động chính:

Hoạt động mở rộng mạng lưới kênh phân phối tại địa phương: còn chưa được thực hiện một cách rộng rãi. Hoạt động mở rộng hệ thống kho vận tại địa phương: Ngân hàng thực phẩm hiện chỉ đang tập trung ở tại một vài khu vực nhật định mà chưa phát triển tới các địa phương ở vùng sâu vùng xa, đây là một trong những điểm đáng lưu ý để có kế hoạch phát triển trong những năm sau

Hoạt động nâng cao năng lực cho các tổ chức thụ hưởng: Chưa xây dựng về quy trình làm việc với các tổ chức thụ hưởng

Hoạt động gây quỹ: Chưa phát triển quy trình gây quỹ do đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Tỷ lệ nghèo đói cao, mất an ninh lương thực và bất bình đẳng thu nhập là những thách thức đối với việc gây quỹ cá nhân. Sự cho đi của cá nhân có xu hướng không chính thức, kém phát triển và khó bảo đảm hơn. Chính phủ, tổ chức tài trợ đa quốc gia hoặc quốc tế có thể khó bảo đảm và luật pháp quốc gia và các yêu cầu báo cáo thường có thể được áp dụng để điều hướng

Về nguồn doanh thu:

Nguồn doanh thu chưa phát triển được nguồn thu từ doanh nghiệp lớn do chưa đề xuất được những giá trị đúng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp và chưa phát triển mạnh các kênh phân phối tại địa phương để thu hút sự theo dõi và phát triển mở rộng hoạt động tạo nguồn doanh thu lớn hơn

Về nguồn lực:

Công nghệ trong thời đại hiện tại là một phần không thể thiếu để phát triển và mở rộng. Từ thực trạng ở phần kênh phân phối online và nguồn lực ta thấy nếu nguồn lực công nghệ được chú trọng thì có thể tác động và phát huy tối đa hiệu quả của kênh phân phối online dựa trên nền tảng công nghệ kết nối thực phẩm giữa các tổ chức, doanh nghiệp và người thụ hưởng, đơn vị thụ hưởng. Đối với thực trạng vận hành tại FBVN, tác giả đánh giá nguồn lực về công nghệ chưa được chú trọng. Để phát triển mạnh mẽ để có thể ứng dụng trong việc hỗ trợ người yếu thế một cách thuận tiện và dễ dàng hơn. Từ bài học của Singapore và Anh Quốc ta thấy nguồn lực công nghệ tại FBVN cần được đầu tư bài bản và phát huy mạnh hơn nữa để từ hỗ trợ thúc đẩy các yếu tố khác trong mô hình SBMC.

CHƯƠNG 3. TRIỂN VỌNG & NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG THỰC PHẨM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)