Những ưu điểm trong vận hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 75 - 76)

Trong những năm vừa qua, lĩnh vực thực phẩm là một trong những lĩnh vực được quan tâm bài bản. Việc phát triển mô hình Ngân hàng thực phẩm Việt Nam là kết quả sự cố gắng của rất nhiều bên liên quan trong nỗ lực chứng minh những tác động tích cực mà loại hình doanh nghiệp này mang lại cho xã hội, cho cộng đồng. Cùng với sự phát triển của các phong trào xã hội, phong trào đổi mới sáng tạo và việc chọn mô hình DNXH để làm cơ sở để phát triển Mô hình Ngân hàng thực phẩm ở Việt Nam là một lựa chọn đúng đắn, theo đó Ngân hàng thực phẩm cũng đạt được nhiều bước tiến khả quan trong thời gian qua đặc biệt là với các yếu tố sau:

Về phân khúc khách hàng: Có định vị khách hàng cụ thể, đúng đối tượng, đúng giá trị mong đợi và sẵn sáng chi trả cụ thể với 3 phân khúc: Người thụ hưởng, tổ chức thụ hưởng, doanh nghiệp. Về phân khúc khách hàng cũng khá là tương đồng với các bài học từ các quốc gia trên thế giới như phân tích ở chương I

Về Giá trị cung cấp cho khách hàng khác biệt đáp ứng được nhu cầu khách hàng là đơn vị thụ hưởng và cũng khơi dậy được những nhu cầu của doanh nghiệp

Về Kênh phân phối tốt hơn nhờ phát triển kho vận trung tâm tại TPHCM từ đó tạo nên sự liên kết giữa các tổ chức xã hội và Foodbank và uy tín của Foodbank trong thời gian qua

Về quan hệ khách hàng: Quan hệ hỗ trợ tốt với các đối tác thụ hưởng số lượng các đơn vị khách hàng tổ chức thụ hưởng đang tăng cao

Về nguồn doanh thu Nguồn tài chính bước đầu ổn định với sự hỗ trợ định kì từ GFN cho hoạt động của Food Bank vào năm 2020-2021

Về hoạt động chính: Các hoạt động về chương trình hỗ trợ cho Hoạt động truyền thông Tạo được thương hiệu trên thị trường, Hoạt động xúc tiến truyền thông tốt. Hoạt động hỗ trợ người khó khăn phát triển mạnh mẽ trong thời điểm dịch

Về đối tác: Được thừa hưởng kinh nghiệm từ các quốc gia khác và được sự dẫn dắt và phát triển bởi GFN

Về nguồn lực chính: Nguồn nhân lực, tài chính ổn định. Được sự hỗ trợ và

cố vấn phát triển mô hình từ GFN và các Foodbank khác trên thế giới. Foodbank Việt Nam may mắn được thừa hưởng kinh nghiệm từ các quốc gia khác và được sự dẫn dắt và phát triển bởi GFN

Nguyên nhân:

Ngân hàng thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho người khó khăn đặc biệt được lan tỏa mạnh mẽ đặc biệt trong và sau thời điểm dịch Covid-19 dẫn đến nhiều thành tựu và uy tín trên thị trường. Hơn thế nữa nhờ sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan trong việc chứng minh tác động của loại hình Ngân hàng thực phẩm. Nguồn hỗ trợ từ GFN và sự tin tưởng từ các doanh nghiệp trong nước

Đặc biệt sau dịch Covid-19, rất nhiều tổ chức trung gian chung tay hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức xã hội, và đặc biệt Ngân hàng thực phẩm Việt Nam trong giai đoạn dịch đang hoạt động rất tích cực và những tác động mà nó mang lại cũng được lan tỏa rất mạnh mẽ. Tiêu biểu cho những tổ chức đã đồng hành cùng với Ngân hàng thực phẩm Foodbank là Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty cổ phần Mondelez Việt Nam, tập đoàn Vingroup, ở ngòai nước có thể kể đến sự hỗ trợ của GFN. Họ không chỉ hỗ trợ về mặt kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các ngân hàng thực phẩm trong khu vực mà còn hỗ trợ về tài chính theo từng giai đoạn, đồng thời kết nối mạng lưới các Ngân hàng thực phẩm, kết nối hệ thống đối tác trên thế giới, nâng cao năng lực vận hành nhằm tối đa hóa sự hỗ trợ cho các Ngân hàng thực phẩm nói chung và Food Bank Việt Nam nói riêng trong quá trình phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)