Phân khúc khách hàng (Customer Segments)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 57 - 61)

Hàng năm theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, Việt Nam vẫn còn khoảng hơn 1 triệu người thiếu đói (Tổng cục Thống kê, 2018). Và tình trạng những người khó khăn càng nhiều hơn Từ đầu năm 2020 - 2021, tại Việt Nam khi đại dịch Covid-19 diễn ra khiến tình trạng thất nghiệp, mất việc, hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu

cực bởi đại dịch này dẫn đến những người khó khăn nay còn khó khăn hơn, trong đó có 4,7 triệu người bị mất việc, chiếm 16,5%; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 51,1%; 12,0 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 42,7% và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 67,2%. (Tổng cục thống kê,2021)

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là 1/34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng trẻ em suy dinh dưỡng đặc biệt là các đối tượng trẻ em vùng cao, khó khăn (Ngân hàng Thế giới,2020)

Bên cạnh đó, Việt Nam lại là nước đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về lãng phí thực phẩm. Theo nghiên cứu của Cel Consulting từ các khu vực nông nghiệp lớn, trung bình trong quý 1 năm 2018, trung bình, một phần tư thực phẩm được sản xuất bị mất trước khi nó thực sự đạt đến nhà máy chế biến hoặc trung tâm phân phối (cao hơn 5% so với kết quả FAO SSA). Tổng thiệt hại ước tính khoảng 8,8 triệu tấn hoặc 3,9 tỷ USD (2% GDP Việt Nam; 12% GDP nông nghiệp Việt Nam) (Cel Consulting, 2018) những sự thất thoát dẫn đến lãng phí thực phẩm đến từ các khâu trong quá trình sản xuất và cung ứng thực phẩm của các nhà xản xuất, doanh nghiệp, trang trại đẫn đến nơi thì dư thừa thực phẩm và phải bỏ đi tác động đến môi trường bên cạnh đó những người dễ bị tổn thương, người khó khăn lại không có cơ hội tiếp cận tới nguồn thực phẩm

Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm và mong muốn đóng góp cho xã hội, và đã có rất nhiều đơn vị doanh nghiệp đưa CSR là một trong những phần quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 đã có nhiều hơn các doanh nghiệp chung tay vì mục tiêu chung của xã hội. Điều này thể hiện được vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội ngày càng được rõ nét

Từ những nhu cầu và thực trạng cấp thiết của xã hội, Ngân hàng Thực Phẩm FoodBank Việt Nam đã ra đời với sự phát triển linh hoạt để giải quyết 2 vấn đề chính là người đói và lãng phí thực phẩm từ đó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc

Để thực hiện sứ mệnh đó Ngân hàng thực phẩm Việt Nam đã tiếp cận và tập trung với 3 nhóm phân khúc khách hàng chính:

 Người yếu thế

 Tổ chức đại lý thụ hưởng

 Doanh nghiệp

2.2.1.1. Khách hàng là người yếu thế

Ngân hàng thực phẩm Việt Nam sau khi huy động nguồn thực phẩm từ các đối tác, nhà tài trợ hoặc mua thực phẩm sẽ phân phối và vận chuyển đến những đối tượng khó khăn cụ thể trong phân khúc khách hàng người yếu thế được liệt kê như sau.

- Người Vô gia cư - Thất nghiệp - Làm việc kém - Gia đình - Trẻ em

- Người cao tuổi

- Khuyết tật về mặt tinh thần / thể chất - Khác

2.2.1.2. Khách hàng là các đơn vị tổ chức thụ hưởng

Cùng với việc phân phối thực phẩm trực tiếp đến người khó khăn ở phân khúc khách hàng người đói, FoodBank Việt Nam hướng đến việc tập trung phát triển phân khúc khách hàng là các đơn vị, tổ chức cộng đồng (tổ chức thụ hưởng) là hơn 500 tổ chức thụ hưởng và cộng đồng) để có thể phát huy được nguồn lực sẵn có và hỗ trợ được nhiều hơn những người khó khăn trong xã hội. Cụ thể đối với các khách hàng là các đơn vị tổ chức xã hội có thể kế đến như:

- Đơn vị mái ấm nhà mở, trung tâm bảo trợ, tổ chức xã hội được chứng nhận - Bếp ăn từ thiện, hệ thống bếp yêu thương, nhà hàng chia sẻ

Bảng 2.2: Số lượng thực phẩm phân bổ theo phân khúc khách hàng là các tổ chức thụ hưởng 2021

Phân khúc khách hàng thụ hưởng- Beneficary Agency

& Group Community Số lượng

(2021)

Đơn vị mái ấm nhà mở, trung tâm bảo trợ, tổ chức xã hội được chứng nhận (Agency Beneficiaries)

195

Bếp ăn từ thiện, hệ thống bếp yêu thương, nhà hàng chia sẻ 25

Các tổ chức cộng đồng khác 371

Tổng cộng 591

(Nguồn: FBVN, 2021)

Từ những nguồn thực phẩm được cung cấp từ Food Bank các tổ chức, chương trình này sẽ nuôi dưỡng đến những đối tượng khó khăn là người yếu thế như ở mục 2.2.1.1

2.2.1.3. Khách hàng là Doanh nghiệp

Ngân hàng thực phẩm hoạt động với cơ chế luân chuyển thực phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu vì hai sứ mệnh lớn hỗ trợ người khó khăn và phòng chống lãng phí thực phẩm. Để thực hiện được sứ mệnh đó sẽ rất cần sự hỗ trợ từ các khách hàng là quỹ doanh nghiệp, tập đoàn cùng chung tay vào các hoạt động của Food Bank. Doanh nghiệp vừa là khách hàng cũng vừa là đối tác của mô hình Ngân hàng thực phẩm

Theo báo cáo của GFN, lượng khách hàng là doanh nghiệp (Corporate) hỗ trợ GFN đến 80% trong tổng doanh thu để phục vụ cho các đối tượng khó khăn vì mỗi doanh nghiệp có sứ mệnh xã hội đều muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững và góp phần thực hiện những mục tiêu cộng đồng. Từ đó cho thấy phân khúc khách hàng doanh nghiệp là phân khúc tiềm năng để đóng góp cho sự phát triển bền vững của mô hình này

Do đó, Bên cạnh phân khúc khách hàng dựa trên những gì xã hội cần là các đơn vị thụ hưởng, Ngân hàng thực phẩm Việt Nam còn tiếp cận các khách hàng là các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện sứ mệnh phát triển bền vững (SDGs 1- No Poverty, SDGs 2- No hunger,) để phụ trách các hoạt động cung cấp các suất ăn/ thực phẩm cho các đối tượng khó khăn trong chính sách bền vững của doanh nghiệp

Điển hình như C.P Việt Nam (Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam) thuộc Tập đoàn Charoen Pokphand quy định các công ty con thuộc Tập đoàn tại Thái Lan và nước ngoài đặt mục tiêu về chung tay vào mục tiêu phát triển bền vững bằng cách kết hợp với Food Bank Việt Nam để nâng cao ý thức chống lãng phí thực phẩm trong chuỗi sản xuất xuống mức bằng 0 đến năm 2030. Và phối hợp với FBVN cung cấp những suất ăn chất lượng đủ dinh dưỡng cho những người khó khăn (CPV, 2020)

Bảng 2.3. Tỷ lệ tham gia các khách hàng doanh nghiệp tại FBVN

Số lượng Tỉ lệ so với tổng số DN Hỗ trợ về Tình nguyện viên 86/275 31% Hỗ trợ về thực phẩm, nhu yếu phẩm 234/275 85,1% Hỗ trợ về tài chính 134/275 48,7% (Nguồn: FBVN, 2021)

Khách hàng Doanh nghiệp tại Food Bank Việt Nam không chỉ tham gia về mặt cung cấp thực phẩm hay những chương trình hoạt động, tài chính mà các nhân sự của chính các doanh nghiệp này còn cùng chung tay với Food Bank tham gia các chương trình như một tình nguyện viên. Điều này cũng tạo một môi trường rèn luyện tốt cho chính các nhân sự của doanh nghiệp và góp phần trong việc thúc đẩy truyền thông nội bộ của doanh nghiệp tốt hơn nhờ các chương trình hoạt động làm gắn kết từ FBVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)