Dòng doanh thu (Revenue Stream)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 65 - 66)

Nguồn thu của FBVN tạo ra từ mỗi Phân khúc đối tác, khách hàng cụ thể chi tiết như

Phụ lục 13 .

- Các nguồn tài trợ / thông lệ của công ty (Chiếm khoảng 10%)

- Các nguồn lực / thực hành của quỹ tư nhân, hoạt động CSR (Chiếm khoảng 75%)

- Cơ hội nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ công chúng, doanh nghiệp SMEs (Chiếm khoảng 15%)

- Phí thu từ các đơn vị thụ hưởng (0%) - Kiều hối cho các nhu cầu nhân đạo (0%)

FBVN cũng có kế hoạch dự báo doanh thu trong năm 2022-2025. Chủ yếu vẫn tập trung để phát triển nguồn thu, nguồn lực từ các quỹ tư nhân, quỹ doanh nghiệp từ các hoạt động CSR. Bên cạnh đó vẫn duy trì các hoạt động gây quỹ từ công chúng, doanh nghiệp. Tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ với GFN để duy trì những hoạt động định kì theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thực phẩm toàn cầu. Hiện tại nguồn thu này đang chiếm khoảng gần 10% so với tổng nguồn thu của FBVN. Và dự kiến sẽ tăng lên 18% vào năm 2025.

FBVN cũng có kế hoạch gia tăng nguồn tài trợ từ Doanh nghiệp từ phân khúc SME chuyển sang các doanh nghiệp lớn hơn. Và bắt đầu có kế hoạch để có một khoản phí từ các đơn vị thụ hưởng 10% như một dạng phí rất nhỏ như phí thành viên để bổ sung vào cơ cấu doanh thu của FBVN. Tuy nhiên đây chỉ là một khoản phí nhỏ để bổ sung vào các hoạt động của FBVN. Cụ thể như biểu đồ 2.1 dưới đây

Biểu đồ 2.1 : Dự báo Cơ cấu doanh thu Ngân hàng thực phẩm Việt Nam năm 2022-2025

(Nguồn: FBVN, 2021)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 65 - 66)