0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Triển vọng Ngân hàng thực phẩm Việt Nam đến năm 2035

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM (Trang 82 -83 )

Triển vọng của Ngân hàng thực phẩm toàn cầu vì một thế giới vào năm 2030- 2035, nơi những người phải đối mặt với nạn đói có thể tiếp cận các bữa ăn bổ dưỡng một cách đáng tin cậy thông qua một mạng lưới các ngân hàng thực phẩm toàn cầu phát triển mạnh tại các khu vực đặc biệt là châu Phi, Nam và Đông Nam Á. Với trọng tâm chiến lược này, triển vọng phát triển ngân hàng thực phẩm như một sự can thiệp cứu đói chuyên biệt và hiệu quả, đóng vai trò là mối liên hệ giữa các nỗ lực phát triển khu vực công và tư nhân, sẽ phát triển trong việc đóng góp rõ rệt cho mục tiêu không đói của cộng đồng quốc tế. GFN công bố Khảo sát Ngân hàng Thực phẩm Toàn cầu hàng năm vào Ngày Lương thực Thế giới để cập nhật và kiểm tra tình trạng đối với mục tiêu này.

Ngày nay, các dự án ngân hàng thực phẩm mới và mới nổi đang được thành lập ở các quốc gia có tỷ lệ mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng cao, phần lớn trong số đó là ở châu Á và ngày càng tăng ở châu Phi. Nam và Đông Nam Á, khu vực châu Á bao gồm 490 triệu người đói, có số người không an toàn thực phẩm lớn nhất trên toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong những nước được GFN chú tâm và đặt trọng tâm phát triên mô hình Ngân hàng thực phẩm tại khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2018-2035 (GFN, 2018)

Dựa trên điển hình thực tế tại Việt Nam, với mục tiêu của Nhà nước Việt Nam đặt ra đến năm 2035 chú trọng đến 3 trụ cốt cốt lõi: (i) Thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường, (ii) Công bằng và hòa nhập xã hội, (iii) năng lực và giải trình với nhà nước (Ngân hàng thế giới,2016). Trong cả hai trụ cốt số (i) và số (ii) đặt ra những thách thức cũng như triển vọng độc đáo để phát triển các phương thức cung cấp hỗ trợ thực phẩm hiệu quả cho người khó khăn góp phần đem lại cho người khó khăn sự công bằng và hòa nhập xã hội, đem lại cho doanh nghiệp sự đóng góp đi đôi với các mục tiêu phát triển bền vững về môi trường.

Triển vọng đến năm 2035, mạng lưới ngân hàng thực phẩm Việt Nam sẽ có khắp mọi nơi trên 63 tỉnh thành phố, những khu vực có những người khó khăn, dân tộc thiểu số, những người có thu nhập thấp có thể tiếp cận các bữa ăn bổ dưỡng một cách đáng tin cậy thông qua một mạng lưới các ngân hàng thực phẩm Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Với triển vọng phát triển này, Ngân hàng thực phẩm Việt Nam không những có thể phát triên trong nước mà có thể là Ngân hàng thực phẩm để cùng chung tay giúp đỡ các khu vực khó khăn hơn trong khu vực Đông Nam Á

Xu thế phát triển của chuỗi cung ứng thực phẩm ngày nay là ứng dụng phát triển Ngân hàng thực phẩm vào hoạt động quản lý một cách có hiệu quả. Việc phát triển Ngân hàng thực phẩm là một trong những mắt xích quan trọng trên con đường phát triển bền vững của hầu hết các nước theo các chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc trong xu hướng toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM (Trang 82 -83 )

×