Từ bài học kinh nghiệm xây dựng kênh phân phối từ Hàn Quốc về kênh phân phối offline- kho vận, ngân hàng thực phẩm địa phương và kinh nghiệm từ Anh và Singapore về kênh phân phối online bằng mô hình NHTP ảo ở chương I, và phân tích ở chương II tác giả đề xuất phát triển kênh phân phối như sau
3.2.2.1.Giải pháp xây dựng và hoàn thiện quy trình hoạt động kênh phân phối offline- ngân hàng thực phẩm tại địa phương:
Các kênh phân phối tại khu vực và địa phương bằng các kho vận tại địa phương đóng vai trò rất cấp thiết trong quá trình phát triển và mở rộng Ngân hàng thực phẩm tại Việt Nam. Vì khi phát triển được mạng lưới kênh phân phối này. Ngân hàng thực phẩm sẽ hoạt động hiệu quả và năng suất hơn bởi quy trình logistic và hỗ trợ khách hàng một cách kịp thời hơn.
Để xây dựng và phát triển kênh phân phối tại địa phương được hiệu quả, theo bài học của Hàn Quốc và Úc cần phải xây dựng mạng lưới tại địa phương và hoàn thiện các hoạt động kho vận tại địa phương đó. Và nên tận dụng được nguồn lực sẵn có khi phối hợp với một đơn vị xã hội của nhà nước
Tìm hiều: Sau khi sàng lọc trong mối quan hệ mạng lưới đối tác, nhận thấy
Hội Chữ Thập Đỏ có các bếp ăn và các trung tâm hỗ trợ trên 63 tỉnh thành. FBVN có thể cùng phối hợp để triể khai các kênh phân phối tại ngân hàng thực phẩm địa phương
Bước 1: Phát triển mở rộng kênh phân phối tại địa phương
Phối hợp với HCTĐ Nhằm cung cấp thực phẩm cho người yếu thế một cách hiệu quả nhất, Ngân hàng thực phẩm Việt Nam phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ phát triển Dự án "Nâng cao dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao" đặt Ngân hàng thực phẩm tại các địa phương, khu vực vùng biên, để cung cấp đa dạng, giải quyết vấn đề thực phẩm cho người khó khăn có thực phẩm thiết yếu để nâng cao dinh dưỡng hằng ngày.
Bước 2: Hoàn thiện quy trình hoạt động tại kênh phân phối địa phương
Hiện nay, hệ thống kho vận- warehouse là một trong những yếu tố quan trọng để thiết lập Ngân hàng thực phẩm tại địa phương. Tại Ngân hàng thực phẩm Foodbank Việt Nam còn thiếu về các quy trình chi tiết để áp dụng cho mô hình Ngân hàng thực phẩm tại địa phương để nâng cao năng lực quản lý, sắp xếp hàng hóa và tuân thủ để nâng cao hiệu suất sử dụng và phát triển mô hình.
Qua thực tế áp dụng tại kho trung tâm, quy trình quản lý hệ thống kho vận của Foodbank còn nhiều khiếm khuyết cần phải sửa chữa, nâng cấp, bổ sung thêm nhiều quy trình chi tiết cho hoàn thiện cũng như áp dụng tại các địa phương. Như đã đề cập ở phần những hạn chế của chương 2, Nếu không hoàn thiện và nâng cấp, hệ thống sẽ không đáp ứng cho việc mở rộng và phát triển tại các địa phương trong mục tiêu đến năm 2035 mở rộng tại các tỉnh thành. Để hoàn thiện quy trình áp dụng cho việc mở rộng mô hình Ngân hàng thực phẩm tại các địa phương và cũng nâng cấp hệ thống kho vận cần bổ sung thêm các quy trình chi tiết sau đây:
Học hỏi từ bài học của Úc, Hàn Quốc ở chương I tác giá đúc kết ra một số kinh nghiệm và kết hợp với quy trình cũ của Foodbank để ra bộ quy trình hoàn chỉnh hơn cho kho vận Foodbank (Như phụ lục 22-26) sau
Luồng 1: Nhận hàng (Receiving) Luồng 2: Phân loại (Sorting)
Luồng 3: Chọn và đóng gói (Picking & Packing) Luồng 4: Vận chuyển (Shipping)
Luồng 5: Thu hồi sản phẩm (Recall Product)
Hiện tại các kênh phân phối địa phương các mô hình Ngân hàng thực phẩm con chưa có quy trình thu hồi hàng hóa lỗi phát sinh từ hàng hóa vì chưa có tiền lệ về vấn đề thực phẩm được trao tặng. Tuy nhiên để phát triển và hoàn thiện quy trình kho vận Foodbank, thì đây là quy trình không thể thiếu. Trong quá trình thực tế tác giả công tác và học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, tác giả đã đúc kết ra quy trình 3.5 như sơ đồ 3.5 của (Phụ lục22-26)
Tóm lại việc hoàn thiện quy trình tại kênh phân phối địa phương là một trong những phần rất quan trọng để hoàn thiện mô hình BMC cho Ngân hàng thực phẩm. Việc hoàn thiện này giúp gia tăng uy tín đối với các Key Partner cũng như Customer, từ đó cũng mở rộng tốt hơn về nguồn lực (Key Resource)
Bước 3: Hình thành kênh phân phối con- Thiết lập Quán cơm xã hội- mô hình con của Ngân hàng thực phẩm
Tương tự với mô hình chợ thực phẩm cho người khó khăn tại kinh nghiệm của Hàn Quốc, Quán cơm xã hội là một dự án tối ưu dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, không nơi nương tựa hoặc học sinh, sinh viên nghèo có thể đến dùng bữa tại quán cơm xã hội với giá rẻ nhất từ 2.000 đồng - 5.000 đồng, hoặc có thể miễn phí. Với mong muốn xây dựng một đất nước phát triển, vì một Việt Nam không còn người đói. Quán cơm xã hội ra đời để hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn của người dân, có chỗ ăn miễn phí nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Mô hình này sẽ được phối hợp với các bếp ăn sẵn có của Hội Chữ Thập Đỏ sẵn có tại các vùng để cùng thiết lập trong chuỗi mô hình này (Chi tiết xem thêm trong đề án tác giả đề xuất ở (Phụ lục 05)
3.2.2.2. Giải pháp phát triển kênh phân phối online:
Từ bài học kinh nghiệm của Singapore và Anh Quốc về Xây dựng kênh phân