0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Giải pháp hoàn thiện các hoạt động chính của Ngân hàng thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM (Trang 94 -185 )

nên phát triển nền tảng mạng xã hội và chia sẻ thực phẩm Foodshare để phát triển thêm trong hệ thống kênh phân phối online một cách bài bản và hiệu quả với mô hình hoạt động được đề cập ở giải pháp về công nghệ.

Sau khi hoàn thiện các kênh phân phối trên. Ngân hàng thực phẩm Việt Nam tác giả đề xuất hệ thống kênh phân phối theo cách thức vận hành như sau

Sơ đồ 3.1. Minh họa hệ thống kênh phân phối FBVN được đề xuất

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kinh nghiệm thế giới & đề xuất

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện các hoạt động chính của Ngân hàng thực phẩm Việt Nam Nam

3.2.3.1. Giải pháp hoạt động gây quỹ- xây dựng, tiếp cận và phát triển nguồn lực tài chính dựa trên hệ thống đối tác

Phát triển nguồn lực tài chính- Doanh thu cũng là một trong 9 yếu tố quan trọng trong SBMC, để duy trì và phát triển Ngân hàng thực phẩm, phát triển kế hoạch gây quỹ một cách phù hợp là điều cần thiết cho hoạt động, chi tiêu quỹ cần thiết để thực hiện công việc của bạn và các chương trình mang lại tác động xã hội bền vững.

Phát triển Kế hoạch gây quỹ - thực tế, chiến lược và tầm nhìn xa là rất quan trọng đối với thành công lâu dài của Foodbank Việt Nam. Để thành công - Các ngân hàng thực phẩm phải chủ yếu dựa vào nguồn lực chính từ doanh nghiệp tư nhân và hỗ trợ từ địa phương

Tóm lại ở phần giải pháp này học viên đề xuất có những giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Tìm kiếm mục tiêu để tiếp cận trong kế hoạch gây quỹ

Bước 01: Phát triển trường hợp tuyên bố của Foodbank - một tầm nhìn khong còn người đói và lãng phí thực phẩm ở Việt Nam. FBVN mời lời mời cho những người khác hỗ trợ FBVN

Bước 02: Xác định các mục tiêu và chủ thể cho tổ chức của bạn và đầu tư cần thiết để đạt được chúng

Bước 03: Xác định các công ty, tổ chức, cơ quan và cá nhân có chung lợi ích trong nhiệm vụ của ngân hàng thực phẩm

Bước 04 Hãy xem xét giải pháp mà FBVNcung cấp cho các công ty thực phẩm và nhà bán lẻ có lợi ích CSR (bán hàng hoặc giảm lãng phí thực phẩm)

Dưới đây là các mục tiêu tác giá lên kế hoạch như đã trình bày ở bước 2:

Ngân hàng thực phẩm Việt Nam đang cung cấp một dịch vụ quan trọng cho cộng đồng. Mục tiêu được xác định rõ là tìm kiếm các nhà đầu tư cho tác động xã hội. Tìm kiếm các nguồn phù hợp với mục tiêu đó.

Tổng công ty - đặc biệt là trong ngành thực phẩm và bán lẻ (C. P Group, Pan Group, Masan, các kênh siêu thị như Coopmart, Mega Market, BigC….)

Tổ chức tư nhân

Chính phủ và các tổ chức liên chính phủ quốc tế (Amcham, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TPHCM,)

Tổ chức cộng đồng

Cá nhân - đặc biệt là doanh nhân và các nhà tài trợ lớn khác - Các cơ hội tiếp cận vốn và hỗ trợ tài chính

Một số định hướng cho tìm nguồn đầu tư cho Ngân hàng thực phẩm Foodbank Các tổ chức tài chính

Tổ chức tài chính đầu tiên phải kể đến là các ngân hàng với những khoản vay lãi suất thấp cho các doanh nghiệp xã hội. Bên cạnh ngân hàng, nhiều quỹ tài chính hay quỹ từ các cá nhân, tổ chức cũng là một nguồn đầu tư cho doanh nghiệp. Theo đó ở tại Việt Nam Foodbank nên đặt ra mục tiêu tiếp cận Big4 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam hoặc các Ngân hàng quốc tế ở các nước đã có Foodbank phát triển và nhỡ sự kết nối từ các Foodbank khác (Shinhan Bank của Hàn Quốc, UOB của Singapore,)

Quỹ đầu tư thiên thần

Các doanh nghiệp xã hội như Ngân hàng thực phẩm Việt Nam hoàn toàn có thể gọi vốn từ các quỹ đầu tư thiên thần, đặc biệt những quỹ đầu tư có ưu tiên hướng đến các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề xã hội. quỹ mà Foodbank có thể tiếp cận từ mối quan hệ đối tác từ các BOD như Dragon Capital và tiếp tục duy trì với các Quỹ từ các tập đoàn như Vingroup

Các tổ chức hỗ trợ

Các tổ chức hỗ trợ là một trong những nhà đầu tư được Ngân hàng thực phẩm Việt Nam tìm đến khi có nhu cầu kêu gọi vốn. Thông thường, nguồn vốn đầu tư do các tổ chức hỗ trợ đưa tới doanh nghiệp nhằm mục đích chính là tạo tác động xã hội thay vì thu lại lợi nhuận.

Cộng đồng

Kêu gọi nguồn vốn từ cộng đồng là một hình thức đang phát ẩn trong những năm gần đây. Một cách cơ bản, đây là hình thức Đầu gọi vốn từ các cá nhân hay tổ chức từ cộng đồng có quan tâm tới sứ mệnh của doanh nghiệp xã hội và muốn tạo ra các tác động xã hội thông qua hoạt động của doanh nghiệp xã hội mà họ quan tâm. Hiện tại Foodbank đang làm rất tốt phần kêu gọi vốn từ cộng đồng. Định hướng nên phối hợp với các đơn vị nền tảng ví điện tử để có thể kêu gọi vốn một cách dễ dàng hơn như Momo, Zalopay, Airpay, …

Giai đoạn 02: Giai đoạn lập kế hoạch

Bước 01: Phát triển một danh sách khách hàng (Phụ lục 03) và danh sách nhà tài trợ (Phụ lục 04) và xác định các con đường tiềm năng cho mỗi nhà tài trợ tiềm năng Bước 02: Xây dựng Dòng thời gian - chiến thuật phù hợp với mục tiêu - một dòng thời gian phù hợp với lịch rất quan trọng để thành công

Bước 03: Xây dựng kế hoạch truyền thông và tiến hành tiếp cận với từng nhóm đối tượng cụ thể (công ty, tổ chức, cá nhân)

Bước 04: Sử dụng các mối quan hệ thành viên Hội đồng quản trị - kết nối chuyên nghiệp trong kinh doanh, trong cộng đồng và các mối quan hệ tương tự

Bước 05: Phát triển ngân hàng thực phẩm Quảng cáo thương hiệu trực tuyến trong cộng đồng tại VN, vượt qua mọi đối tượng bằng các công cụ như phương tiện truyền thông xã hội

Các lưu ý rút ra từ kinh nghiệm của các Foodbank trên thế giới cho Foodbank Việt Nam

 Phát triển báo cáo trường hợp và chiến lược truyền thông cho từng đối tượng hoặc cộng đồng được nhắm mục tiêu (Công ty / Tổ chức / Cá nhân có giá trị ròng cao)

 Khuyến nghị sắp xếp các tin nhắn và dự án của ngân hàng thực phẩm với SDGs - một cách hữu ích để truyền đạt các chương trình ngân hàng thực phẩm tới nhiều quốc gia - đặc biệt là SDG 2 (Hunger) và 12.3 (Waste Waste) nhưng cả SDGs 3 (Sức khỏe tốt), 5 (Bình đẳng giới), 16 (Hòa bình, Thể chế mạnh mẽ), 17 (Quan hệ đối tác).

Giai đoạn 03: Tìm kiếm sự hỗ trợ của GFN để liên kết các tập đoàn đa quốc gia với các công ty của khu vực

• Đảm bảo Hội đồng cam kết giúp đảm bảo nguồn tài chính an toàn

• Không phải tất cả các yêu cầu đều là vì tiền - xác định các cơ hội tham gia dựa trên sở thích (quyên góp bằng hiện vật, chuyên gia chuyên nghiệp, sự tham gia của nhân viên, thực phẩm)

• Phát triển văn hóa từ thiện với nhân viên ngân hàng thực phẩm

• Thường xuyên phát triển mối quan hệ chuyên nghiệp với đại diện công ty ở Việt Nam

3.2.3.2. Giải pháp mở rộng ngân hàng thực phẩm địa phương

Từ bài học của Hàn Quốc và Singapore ở chương 1, và những phân tích ở Áp dụng case study điển hình để đưa ra giải pháp triển khai các hoạt động của Ngân hàng thực phẩm tận dụng trên các nguồn lực sẵn có của các đối tác để tạo ra hiệu quả tác động hơn nhiều lần. Kế hoạch được học viên đề xuất và phát triển như sau

(Phụ lục số 04)

Hoạt động Mở rộng Ngân hàng thực phẩm tại địa phương

Nhằm cung cấp thực phẩm cho người yếu thế, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn một cách nhanh và hiệu quả nhất, Ngân hàng thực phẩm Việt Nam đề xuất phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ phát triển Dự án "Nâng cao dinh dưỡng cho trẻ em” từ đó mở rộng thiết lập mạng lưới Ngân hàng thực phẩm tại từng khu vực, địa phương, đặt các trung tâm thực phẩm tại các địa phương, khu vực vùng biên, để cung cấp đa dạng, giải quyết vấn đề thực phẩm cho người khó khăn có thực phẩm thiết yếu để nâng cao dinh dưỡng hằng ngày.

Hoạt động mở chuỗi Quán cơm xã hội

Quán cơm xã hội là một dự án tối ưu dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, không nơi nương tựa hoặc học sinh, sinh viên nghèo có thể đến dùng bữa tại quán cơm xã hội với giá rẻ nhất từ 2.000 đồng - 5.000 đồng, hoặc có thể miễn phí. Với mong muốn xây dựng một đất nước phát triển, vì một Việt Nam không còn người đói. Quán cơm xã hội ra đời để hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn của người dân, có chỗ ăn miễn phí nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Mô hình này sẽ được phối hợp với các bếp ăn của Hội Chữ Thập Đỏ sẵn có tại các vùng để cùng thiết lập trong chuỗi mô hình này

Những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ là một điều đáng hạnh phúc đối với các em. Dự án "Nâng cao dinh dưỡng trẻ em vùng biên" dưới sự đồng hành của Ngân hàng thực phẩm Food Bank Việt Nam sẽ cung cấp đa dạng nguồn thực phẩm miễn phí cho các đối tượng khó khăn, trẻ em tại các khu vực vùng biên trực thuộc các tỉnh thành nằm trên hình chữ S Việt Nam.

Hoạt động cung cấp thực phẩm miễn phí cho các trường học

Học hỏi theo kinh nghiệm của Singapore và Úc về các hoạt động Liên kết hỗ trợ thực phẩm tại nhiều điểm trường ở vùng cao, biên giới hỗ trợ bữa ăn miễn phí cho các em học sinh đến trường ở những khu vực khó khăn, FBVN có thể hợp tác với các đơn vị, tổ chức để tổ chức chuỗi chương trình bữa ăn tại trường cho các đối tượng học sinh khó khăn ở vùng cao

3.2.3.3. Giải pháp phát triển mạng lưới tình nguyện viên

Từ kinh nghiệm và bài học của FBSG ở chương 1, ta thấy việc phát triển mạng lưới tình nguyện viên là vô cùng cần thiết trong kế hoạch phát triển nguồn lực của FBVN

Để phát huy được nguồn lực này FBVN cần triển khai các hoạt động mạng lưới TNV tại địa phương, các hoạt động tại các trường học, các buổi đào tạo và huấn luyện

Phát triển mạng lưới Tình nguyện viên tại địa phương

- Bước 1: Phối hợp cùng Các tỉnh/thành phố tập hợp các cá nhân đã tham gia các CLB, Ban Điều phối, Đội, Nhóm tình nguyện viên nòng cốt trong các chương trình thường xuyên hoặc các đoàn viên, thanh niên, sinh viên yêu thích các hoạt động tình nguyện tham gia các hoạt động, sự kiện Ngân hàng thực phẩm tại địa phương.

- Bước 2: Mỗi Tỉnh/thành phố mà FBVN xây dựng kênh phân phối địa phương tuyển tối thiểu 10 TNV,

- Bước 3: Tập huấn kiến thức về kho vận, huy động thực phẩm, và các kỹ năng khác đáp ứng được nhu cầu công việc của Ngân hàng thực phẩm tại địa phương (Đội ngũ nòng cốt của NHTP sẽ biên soạn nội dung tập huấn, có giảng viên hướng dẫn).

- Bước 4: Thiết kế Đồng phục TNV do FBVN cấp theo chỉ tiêu và thống nhất maket, kiểu cách…

- Bước 5: Quy định về phạm vi TNV chỉ di chuyển trong phạm vi tỉnh/thành phố tổ chức.

Phát triển mạng lưới lực lượng Tình nguyện viên tại các trường học

- Bước 1: Phối hợp cùng các trường đại học, THPT tập hợp các cá nhân đã tham gia các CLB, Ban Điều phối, Đội, Nhóm tình nguyện viên nòng cốt trong các chương trình, các đoàn viên, thanh niên, sinh viên yêu thích các hoạt động tình nguyện tham gia các hoạt động, sự kiện Ngân hàng thực phẩm tại trường đang học.

- Bước 2: Mỗi Trường học thành lập CLB Chống lãng phí thực phẩm tuyển tối thiểu 10 thành viên nòng cốt và 30 TNV,

- Bước 3: Tập huấn kiến thức về chống lãng phí thực phẩm tại nhà trường, các hoạt động từ thiện, kho vận, huy động thực phẩm, và các kỹ năng khác đáp ứng được nhu cầu công việc của Ngân hàng thực phẩm tại địa phương (Đội ngũ nòng cốt của NHTP sẽ biên soạn nội dung tập huấn, có giảng viên hướng dẫn).

- Bước 4: Thiết kế Đồng phục TNV do FBVN cấp theo chỉ tiêu và thống nhất maket, kiểu cách…Triển khai và phát triển mạng lưới

3.2.4.Giải pháp phát triển quan hệ khách hàng và quản lý hệ thống khách hàng

3.2.4.1. Phát triển quan hệ khách hàng đối tác thụ hưởng

Xây dựng kênh phân phối mạnh là một trong những cách tốt nhất để phát triển mô hình Ngân hàng thực phẩm và nhân rộng ra trên những địa phương

Xây dựng một nền tảng khách hàng vững chắc bắt đầu với bốn bước chính: • Bước 01: Xây dựng mạng lưới các tổ chức thụ hưởng

• Bước 02: Đào tạo / Truyền thông • Bước 03: Giám sát / Kiểm tra • Bước 04: Báo cáo

Hình 3.1. Mối quan hệ khách hàng giữa Ngân hàng thực phẩm và các tổ chức thụ hưởng

Nguồn: FBVN, 2021, trang 7

Sơ đồ 3.2. Quy trình Quản lý các tổ chức thụ hưởng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kinh nghiệm thế giới & đề xuất

Quy trình giám sát các tổ chức thụ hưởng của Ngân hàng thực phẩm Việt Nam Bước 1: Xây dựng mạng lưới các tổ chức thụ hưởng

Các tổ chức muốn trở thành người thụ hưởng của một ngân hàng thực phẩm cần phát triển theo quy trình sau để đảm bảo sự hỗ trợ nhất quán và xuyên suốt:

* Được học tại ngân hàng thực phẩm Việt Nam * Được kiểm tra tại Ngân hàng thực phẩm Việt Nam

* Gửi số liệu thống kê cho Ngân hàng thực phẩm Việt Nam • Bước 02: Giáo dục / Truyền thông

Bảng 3.7. Các hoạt động FBVN phát triển đào tạo và truyền thông đối với tổ chức thụ hưởng

Truyền thông Đào tạo

 Bản tin

 Email hàng loạt từ email của FBVN

 Trang web FBVN

 Khảo sát hàng năm

 Cộng đồng gồm những đơn vị thụ hưởng của FBVN

 Diễn đàn / Đại hội / Cuộc họp /

 Hội thảo Hội nghị FBVN tổ chức định kỳ

 Phương tiện truyền thông xã hội (Facebook, Group, Fanpage, Zalo)

 Định hướng (Mới & bền bỉ)

 An toàn vệ sinh thực phẩm làm theo form mẫu của FBVN (phụ lục)

 Phòng chống thiên tai

 Quản lý tình nguyện viên

 Gây quỹ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kinh nghiệm thế giới & đề xuất

• Bước 03: Giám sát/Kiểm tra

Giám sát kiểm tra bằng các phiếu khảo sát và thông tin

Sau khi giám sát kiểm tra bằng những số liệu và phiếu khảo sát các cuộc họp định kì. Nhân viên Ngân hàng thực phẩm phụ trách đại lý thụ hưởng đánh giá :

 Có nên Tiến lên trong quan hệ đối tác / phát triển hợp tác sau khi giám sát / kiểm tra:

+ Đánh giá vấn đề - xác định xem bạn cần chú ý ngay lập tức hay theo dõi đơn giản + Thảo luận về kế hoạch làm việc và thời gian để giải quyết vấn đề

+ Đại diện tổ chức về kế hoạch làm việc và thời gian

 Chấm dứt hợp tác với tổ chức

+Thảo luận về việc hướng dẫn chính sách và thủ tục hoặc SOP bao gồm các thủ tục để kết thúc hợp tác với cơ quan Hành động

• Bước 04: Báo cáo

Báo cáo cụ thể chi tiết theo mẫu như ví dụ sau

Bảng 3.8. Bảng minh họa đề xuất cho báo cáo dành cho tổ chức thụ hưởng

Nguồn thực phẩm Quỹ Dịch vụ Kg nhận trong tháng $ Tổng được nhận từ FBVN Tổng số người được phục vụ Tổng số bữa ăn được phục vụ #Sản phẩm tài trợ #Số tiền tài trợ #Số người trong tổ

chức được phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM (Trang 94 -185 )

×