Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 50 - 54)

2.1.1.1. Cơ sở ra đời

Đứng trước thực trạng trên thế giới đối mặt phải với 1/3 thực phẩm trên thế giới bị hư hỏng hoặc bỏ đi trong quá trình vận chuyển từ sản xuất đến tiêu thụ, gây thiệt hại đến 940 tỉ USD/năm (FAO,2013).

Thực trạng ở Việt Nam, Cũng theo một khảo sát do Electrolux thực hiện trên quy mô 4.000 hộ gia đình tại 8 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương cho thấy Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số lãng phí thực phẩm, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Đứng trước nghịch lý thực trạng lượng thực phẩm lớn bị lãng phí và vứt bỏ tại Việt Nam nhưng bên cạnh đó thì vẫn tồn tại số lượng người bị thiếu ăn, đi ngủ với chiếc bụng đói lớn ngoài xã hội. Cụ thể, hàng năm, Việt Nam vẫn ghi nhận còn khoảng hơn 1 triệu người thiếu đói theo khảo sát của Tổng cục Thống kê. Ta thấy ở Việt Nam được đánh giá là quốc gia vẫn còn lượng người đói và vấn đề lãng phí thực phẩm rất lớn. Nghịch lý này là động lực chính là lý do ra đời Foodbank Việt Nam.

2.1.1.2. Giới thiệu chung

Ngân hàng thực phẩm Việt Nam (FoodBank Việt Nam) là một doanh nghiệp xã hội với sứ mệnh cung cấp thực phẩm miễn phí cho người yếu thế và thực hiện các hoạt động chống lãng phí thực phẩm Food Bank Việt Nam được ra đời từ năm 2016 và hiện là 1 thành viên của GFN với 44 nước thành viên có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Tại Việt Nam. Thời gian đầu FBVN hoạt động với sự bảo trợ của Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam và Trung tâm Công tác Xã hội Thanh thiếu niên Việt Nam (Thuộc TW Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam) sau đó phát triển theo mô hình doanh nghiệp xã hội với pháp nhân là: Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Xã Hội Food Share

Foodbank Việt Nam hoạt động trên địa bàn rộng bao gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Quảng Bình, Bến Tre… Trong năm 2021 đã có trên 200 doanh nghiệp đối tác đồng hành hỗ trợ

Theo số liệu của Ngân hàng thực phẩm Food Bank, sau 5 năm hoạt động hiện nay Foodbank Việt Nam đã tổ chức và kết nối hơn 5000 dự án lớn nhỏ, phục vụ hơn 6 triệu bữa ăn tại các mái ấm nhà mở, trại trẻ mồ côi, tham gia hỗ trợ, cung cấp bữa tối cho những người cơ nhỡ, vô gia cư, cung cấp hơn 200.000 suất ăn di động, cùng chia sẻ với 3 triệu người khó khăn, đồng hành cùng các dự án khách sạn cộng đồng, bệnh viện dã chiễn, Bếp yêu thương, Tủ lạnh 0 đồng, Thực phẩm sẻ chia, Quán cơm dã chiến, Quán cơm 2000 đồng, Bệnh viện tại nhà, Xe lưu động bình ổn giá,... Hoạt động trên cương vị "ngân hàng thực phẩm sẻ chia", Foodbank Việt Nam đã kết nối hơn 1000 đối tác gồm nhiều doanh nghiệp, lớn nhỏ trong và ngoài nước hiện đã hỗ trợ ra khắp 14 tỉnh thành/thành phố trên cả nước.

Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng thực phẩm Việt Nam

2016-2018: Giai đoạn 1- đánh giá & lập kế hoạch: Ra đời Ngân hàng thực phẩm FoodBank Việt Nam với mô hình hoạt động như Charity trực thuộc sự bảo trợ của Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam và Trung tâm Công tác Xã hội Thanh thiếu niên Việt Nam (Thuộc TW Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam) -

Giai đoạn Đánh giá

Giai đoạn này FBVN tiến hành đánh giá nhanh bằng biểu mẫu (Phụ lục 01), Trong giai đoạn 2016-2018 này, các chỉ tập trung vào các chương trình nuôi dưỡng hiện có, cho dù do chính phủ, khu vực tư nhân hay xã hội dân sự điều hành.

Giai đoạn lập kế hoạch

Sau khi quyết định, FBVN đã thiết lập kế hoạch với sự tham gia nghiêm túc của nhiều bên liên quan tiềm năng trong hệ thống ngân hàng thực phẩm. Xây dựng kế hoạch với sự đại diện cam kết từ nhà đồng hành chính, để đảm bảo cả sự đa dạng về quan điểm và sự kết nối với các nguồn lực cần thiết cho hoạt động ngân hàng thực phẩm hoàn toàn minh bạch và đáp ứng.

2019-2020 - Giai đoạn 2 vốn hóa & thực hiện và đánh giá lại: Thành lập Hội đồng chuyên môn, thành lập DNXH Food Share, Làm việc với GFN

Giai đoạn đánh giá lại, vốn hóa & thực hiện

Giai đoạn này FBVN đã có sự tham gia và tư vấn của GFN nên đã chuẩn hóa lại quy trình, tiến hành khảo sát lại và sử dụng vốn từ GFN một cách bài bản như Mẫu đính kèm Ngân hàng Thực phẩm Hoạt động và Ngân sách Vốn).

2021-2025: Giai đoạn 3- điều chỉnh & Phát triển mở rộng: Mở rộng tại 4 tỉnh/thành phố

Từ sự tư vấn và hỗ trợ từ GFN FBVN đã tập hợp những đại diện từ Các doanh nghiệp phụ trợ có ảnh hưởng và thành công (CNTT, hậu cần, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải, bất động sản, công ty luật, kế toán, học viện, v.v.) cũng nên được đưa vào vì chuyên môn và phạm vi ảnh hưởng của họ để tạo thành hội đồng cố vấn Food Bank Việt Nam (FBVN Council) Họ đã và đang hỗ trợ tích cực hoạt động của FBVN. Ở giai đoạn này FBVN đặt mục tiêu phát triển mở rộng mô hình Foodbank tại các tỉnh thành phố khu vực vùng khó khăn để hỗ trợ nhiều người hơn

2.1.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh

Foodbank với sứ mệnh hướng đến hai mục tiêu một là Việt Nam không đói bằng cách làm việc với toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm và tạp hóa để cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng, bổ ích cho những người Việt thiếu đói và dễ bị tổn thương. Hai là chống lãng phí thực phẩm

Nhiệm vụ của Foodbank Việt Nam là cung cấp thức ăn cho hầu hết người đang cần tại Việt Nam theo cách hiệu quả nhất. Foodbank ước tính rằng lượng thực phẩm và hàng tạp hóa cần thiết để đáp ứng nhu cầu cứu trợ thực phẩm trên khắp Việt Nam là khoảng 31 triệu kg mỗi mỗi năm. Hiện nay, các tổ chức cứu trợ đói nghèo kết hợp của Việt Nam cung cấp khoảng 22 triệu kg, nghĩa là còn khoảng 9 triệu kg chưa đáp ứng được. Foodbank Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với nông dân, các nhà bán sỉ, các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ để phát triển các chương trình và sáng kiến mới để chấm dứt thực trạng thiếu đói ở Việt Nam.

2.1.1.4. Cơ chế hoạt động

Ngân hàng thực phẩm Việt Nam được vận hành và hoạt động với mô hình dưới tiêu chuẩn của Ngân hàng thực phẩm toàn cầu hoạt động như các trung tâm phân phối, lấy thực phẩm mua hoặc quyên góp và sau đó phân phối nó cho các tổ chức tiếp nhận

thực phẩm địa phương, tổ chức xã hội, các chương trình dự án xã hội. Các tổ chức tại địa phương nhận thực phẩm từ ngân hàng thực phẩm và sau đó phân phối thực phẩm cho những người khó khăn cần đến. Food Bank Việt Nam nhận thực phẩm theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên là thông qua các khoản quyên góp có thể đến từ các tập đoàn thực phẩm lớn như C.P Việt Nam, Mondelez, các trang trải, đơn vị phân phối thực phẩm đến những siêu thị như Big C, Mega Market, chuỗi nhà hàng khách sạn, quán ăn, quán café, chợ đầu mối hoặc những người tiêu dùng hàng ngày.

Sơ đồ 2.1. Cơ chế hoạt động Ngân hàng thực phẩm Việt Nam

(Nguồn: FBVN, 2021)

Trong năm 2021, Ngân hàng thực phẩm Việt Nam đã tiếp nhận được hơn 3 triệu bữa ăn dưới dạng quyên góp từ các tập đoàn, doanh nghiệp thực phẩm cá nhân để hỗ trợ cho những người dân khó khăn trong một năm đầy biến động. Food Bank Việt Nam cũng mua thực phẩm bằng cách sử dụng tiền nhận được thông qua tài trợ của các tập đoàn cho các chương trình hoặc chuỗi chương trình trách nhiệm xã hội như Vingroup, Fujifilm, Master Card hay các tổ chức như Amcham. Hay thậm chí là từ nguồn tài trợ từ GFN trong các chuỗi chương trình hỗ trợ các hoạt động vì Covid tại Việt Nam. Số người dựa vào các ngân hàng thực phẩm Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong năm năm qua gấp 6 lần so với tổng số lượng của những năm trước đó. Cụ thể năm 2020, Ngân hàng thực phẩm Việt Nam phục vụ 485,000 người (FBVN, 2020). Năm 2021, con số này lên tới hơn 2,8 triệu người (FBVN, 2021).

Bảng 2.1. Tổng số người được phục vụ bởi Ngân hàng thực phẩm Việt Nam 2017-2021

(Nguồn: FBVN, 2021)

Các ngân hàng thực phẩm trên khắp thế giới đã bắt đầu các chương trình khác nhau để tìm ra giải pháp lâu dài cho tình trạng mất an ninh lương thực thông qua vận động chính sách, phát triển tài sản cộng đồng và tổ chức cộng đồng và ở tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mô hình ngân hàng thực phẩm tại Việt Nam triển khai không chỉ hỗ trợ và phục vụ những tình trạng cấp thiết hay những tổ chức xã hội mà còn tạo ra sự nhận thực về vấn đề lãng phí thực phẩm và tác động đến chính sách, phát triển mô hình từ những tài sản cộng đồng sẵn có để có thể hỗ trợ người khó khăn một cách bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC PHẨM (FOOD BANK) KINH NGHIỆM THẾ GIỚI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)