Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 34 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo trong các cơ sơ giáo dục

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại một số cơ sở đao tạo ở Việt Nam đao tạo ở Việt Nam

2.2.1.1. Kinh nghiệm của trường Cao đẳng Bến Tre

Trong quá trình ĐT việc nâng cao chất lượng ĐT là vấn đề mang tính sống cịn, chất lượng ĐT quyết định việc xã hội nhìn nhận, đánh giá và chấp nhận sản phẩm ĐT của nhà trường, sự nghiệp ĐT của nhà trường hưng thịnh hay suy vong phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ĐT. Ý thức được vấn đề trên Trường Cao đẳng Bến Tre luôn xem việc nâng cao chất lượng ĐT là mục tiêu

hàng đầu trong hoạt động của mình. Trong thời gian qua, yêu cầu nâng cao chất lượng ĐT được Ban Giám hiệu nhà trường đặt ra với vai trò là nền tảng của sự phát triển đi lên của Trường. Đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên của tập thể sư phạm nhà trường để thực hiện Chỉ thị của Bộ GD- ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học với chủ đề “xây dựng đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”.

Nâng cao chất lượng ĐT là kết quả của một q trình, trong đó có sự đầu tư, đổi mới từ nhiều khâu, trước hết là nâng chất đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý tại các đơn vị khoa, phịng. Từ u cầu đó, Trường đã xúc tiến việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện qui hoạch ĐT Tiến sĩ giai đoạn 2011- 2015, động viên giảng viên trẻ đi học cao học, nghiên cứu sinh và tạo nhiều điều kiện về thời gian, chế độ chính sách phù hợp với chủ trương của tỉnh về tăng mức trợ cấp cho cán bộ đi học và chính sách thu hút nhân tài.

Song song quá trình nâng cao trình độ chun mơn đội ngũ cán bộ,

giảng viên là khâu cải tiến hoạt động của các tổ bộ môn với hướng tập trung là viết tài liệu giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.Tính đến thời điểm năm 2012, hệ thống chương trình chi tiết và tài liệu giảng dạy 13 chuyên ngành khối Cao đẳng, 13 chuyên ngành khối Trung cấp chuyên nghiệp được giảng viên biên soạn chương trình chi tiết và vận dụng vào thực tiễn dạy học, đúc kết được nhiều kinh nghiệm quí báu. Đặc biệt, các phương pháp dạy học hiện đại được đa số giảng viên sử dụng đã tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu và hoạt động nhóm của SV- SV. Các ngành nghề ĐT của Trường đều được xác định chuẩn đầu ra (chuẩn về kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, thái độ nghề nghiệp) theo tiêu chí định hướng của Bộ GD- ĐT. Nội dung chuẩn đầu ra các chuyên ngành ĐT hệ Cao đẳng đã hoàn thành và thực hiện từ năm học trước. Riêng chuẩn đầu ra các ngành ĐT hệ Trung cấp chuyên nghiệp hoàn thành trong năm học 2011- 2012, cụ thể: khối Kỹ thuật có 4 chun ngành, khối Kế tốn- Tài chính có 6 chun ngành, khối Nơng- Lâm- Thủy sản có 3 chuyên ngành.

Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam đã có nhiều thành tích nhưng cũng bộc lộ những hạn chế và bất cập, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ khá phổ biến làm cho cơ cấu bị mất cân đối; chất lượng lao động qua ĐT không đáp ứng được nhu cầu. Hơn nữa trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chịu sự cạnh tranh

khốc liệt của cơ chế thị trường trong và ngoài nước về lĩnh vực ĐT. Để giành thắng lợi trong cạnh tranh, chất lượng ĐT là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của các trường ĐT đại học, cao đẳng, cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề. Trước thực trạng trên nhiệm vụ đặt ra cho Trường Cao đẳng Bến Tre là phải nâng cao chất lượng ĐT. Đây cũng chính là yếu tố then chốt giúp cho Nhà trường tồn tại và phát triển bền vững trong giai đoạn hiện hay. Các kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng ĐT tại Trường Cao đẳng Bến Tre bao gồm:

- Thực hiện mơ hình ĐT mang tính đột phá “2 + 1”. Theo mơ hình này, sinh viên sẽ được gửi đến các doanh nghiệp để được thực tập thực tế. Qua đó, sinh viên tự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm thực tế để phục vụ cơng việc. Đây là mơ hình ĐT theo định hướng thực hành và nghiên cứu ứng dụng và là kết quả của định hướng "ĐT theo nhu cầu thị trường". Chính vì thế sinh viên của trường ln nhận được sự đánh giá cao của các doanh nghiệp, nhiều sinh viên được các doanh nghiệp cam kết tuyển dụng ngay sau khi ra trường.

- Tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá cho sinh viên một cách nghiêm túc, công bằng và khách quan. Nhà trường coi trọng việc “học thật- thi thật và làm thật”, coi đó là tơn chỉ cho mục đích ĐT của Nhà trường.

- Nhà trường chú trọng vào ĐT 4 kỹ năng chuyên sâu cho sinh viên bao gồm: kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm để rèn luyện cho sinh viên có được các kỹ năng áp dụng vào thực tế công việc.

- Nhà trường thường xuyên khuyến khích các cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ và bồi dưỡng kiến thức thực tế.

- Nghiên cứu khoa học của nhà trường được xem đây là nhiệm vụ quan trọng và được xây dựng, thực hiện đúng quy trình về nghiên cứu khoa học.

- Chuẩn hố giáo trình giảng dạy sử dụng thống nhất trong Nhà trường. Trường đã đầu tư thêm số lượng đầu sách, tài liệu giảng dạy chuyên ngành và nối mạng Internet tạo điều kiện công tác nghiên cứu, dạy và học của giảng viên và sinh viên.

- Phòng học và các trang thiết bị giảng dạy được đầu tư nâng cấp hơn đáp ứng nhu cầu của người học.

- Mở rộng liên kết với các trường đại học, tạo đầu vào cho sinh viên có nhu cầu học tiếp.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của trường Đại học Lạc Hồng

Xuất phát từ nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa của Đồng Nai nói riêng và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung; Trường Đại học Lạc Hồng ra đời nhằm đáp ứng cho nhu cầu đó. Trường đã có một số giải pháp để nâng cao CLĐT của trường như sau:

a. Đổi mới chương trình ĐT

Trường Đại học Lạc Hồng là trường ĐT nhân lực cung cấp trực tiếp cho các Khu Công nghiệp, Khu chế xuất của tỉnh Đồng Nai và các khu vực lân cận. Chính vì thế Nhà trường chú trọng vườn ươm nhân tài. Những sinh viên có học lực từ khá trở lên phải tự chịu trách nhiệm với điểm số của mình và phải tham gia nghiên cứu khoa học.

Trường đã triển khai và thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá. Trường Đại học Lạc Hồng quán triệt Chỉ thị số 53 tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy “xem người học là đồng nghiệp”, khơng đọc - chép hay nhìn - chép trên giảng đường đại học. 100% GV thực hiện chuyển quá trình tự học của sinh viên sang q trình tự học có sự hướng dẫn của GV. Trong lộ trình giảng dạy, ở mỗi buổi giảng, giảng viên đặt câu hỏi để sinh viên thảo luận hiểu bài, cuối một hoặc hai chương giảng viên nêu câu hỏi hoặc bài tập lớn để cho sinh viên làm việc theo nhóm và thảo lụân.

Nhà trường có xu hướng đưa trường học gần với các khu chế xuất, khu công nghiệp, tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên học thêm chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ cho nhu cầu học tập suốt đời của các giảng viên, cán bộ công nhân viên, sinh viên trong nhà trường.

b. Liên kết với các doanh nghiệp

Trường Đại học Lạc Hồng đã ký kết với các cơng ty, xí nghiệp, xác định nhu cầu nhân lực trong 5 năm, 10 năm… để có hướng ĐT nhân lực cho sát với nhu cầu thực tế. Thời gian qua trường đã ký kết với hơn 500 cơng ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…để tiếp nhận sinh viên đi LĐ thực tế cuối khóa. Với hoạt động này, Trường đã biến cơng ty, xí nghiệp thành nơi thực hành, thực tập cho sinh viên, giúp sinh viên trực tiếp tiếp xúc với các cơng nghệ tiên tiến của nước ngồi, làm quen với những quy định làm việc của công ty.

c. Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Đối với sinh viên hệ cao đẳng , đại học chính quy khơng thuộc ngành ngôn ngữ về yêu cầu ngoại ngữ phải có các bảng điểm hoặc chứng chỉ sau:

- Bảng điểm TOEIC đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp)

- Bảng điểm TOEFL ITP thi trên giấy đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp) - Bảng điểm TOEFL IBT đạt từ 32 điểm trở lên (do ETS cấp)

- Bảng điểm IELTS đạt từ 4.5 điểm trở lên, trong đó khơng có điểm thành phần nào dưới 4.0 ( do Bristish Council cấp)…

- Giấy chứng nhận kết quả thi tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC trở lên do Trường Đại học Lạc Hồng cấp vào năm 2011.

- Chứng chỉ B tiếng Anh do Trường Đại học Lạc Hồng cấp.

- Bằng tốt nghiệp Cao đẳng hoặc đại học ngành Ngữ văn Anh hệ chính qui, tại chức, văn bằng 2, liên thơng, hồn chỉnh có phơi bằng của Bộ GD và ĐT.

Với quy định chuẩn đầu ra như thế, sinh viên có đủ khả năng làm việc trong các cơng ty, xí nghiệp ở trong và ngoài nước, thỏa mãn được yêu cầu của thực tế.

2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương Trung ương

Thứ nhất, muốn nâng cao CLĐT của Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Trung

ương, phải có cái nhìn khách quan, tồn diện về thực trạng CLĐT hệ cao đẳng tại trường trong thời gian vừa qua cũng như các nhân tố ảnh hưởng.

Thứ hai, thường xuyên rà soát mục tiêu ĐT, đổi mới nội dung chương

trình ĐT của các ngành, nghề ĐT hệ cao đẳng sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động để người lao động có cơ hội thực hành và tìm việc làm ngay phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo, thời gian thực hành nhiều hơn, học đến đâu thực hành ngay đến đó dưới sự hướng dẫn của các giáo viên có kinh nghiệm, trình độ tay nghề. Cách làm này giúp người học nắm bắt nhanh nội dung bài giảng.

Thứ ba, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giảng viên trong đó tập

trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý, điều hành. Đồng thời, qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ, cơng chức từng bước được chuẩn hóa theo u cầu vị trí, chức năng, nhiệm vụ góp phần bổ sung, kiện tồn bộ máy để hồn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ tư, phối hợp với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xây dựng chính

sách giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp, thơng qua chương trình giáo viên dạy nghề và học sinh thực tập sản xuất tại doanh nghiệp, giúp cho giáo viên tiếp cận thiết bị công nghệ mới để thường xuyên đổi mới về nội dung và phương pháp, cập nhật kiến thức và kỹ năng, cải tiến chương trình đào tạo, xây dựng chương trình dạy nghề theo mô đun, đánh giá chất lượng đào tạo nghề.

Thứ năm, có kế hoạch phối hợp phân luồng học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào các trường nghề, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho học sinh cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo online theo nhu cầu thị trường sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)