Đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 66 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ

4.1.3. Đội ngũ giảng viên

4.1.3.1. Về năng lực của giảng viên

Tính đến cuối năm học 2017 - 2018, tổng số GV trực tiếp giảng dạy thuộc danh sách nhà trường quản lý là 111/138, chiếm 80,43% tổng số cán bộ viên chức nhà trường (con số này không bao gồm những cán bộ các phịng chức năng có tham gia công tác giảng dạy là 12 người).

Bảng 4.12. Chất lượng giảng viên theo trình độ đến 2018

STT Trình độ Số lượng GV Chi tiết GV trong biên chế trực tiếp giảng dạy GV hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy

GV kiêm nhiệm là cán bộ quản lý 1 Tiến sỹ 2 0 1 1 2 Thạc sỹ 90 30 34 6 3 Đại học 19 13 17 5 Tổng số 111 47 52 12

Nguồn: Báo cáo Hội nghị cán bộ viên chức Trường (2018)

Tuy vậy, đội ngũ GV nhà trường vẫn còn nhiều điểm yếu, đồng thời việc tổ chức và quản lý GV chưa thực sự tốt. Cụ thể:

-Thứ nhất, số lượng GV vẫn còn chưa cân đối, đặc biệt là GV của khoa Kế

tốn hiện đang có 20 GV, cịn khoa Điện và Cơng nghệ may chỉ có 12 GV trong đó 8 GV giảng dạy trực tiếp chuyên ngành điện. Do có sự chuyển dịch cơ cấu ngành học của người học từ khối ngành kinh tế sang khối ngành kỹ thuật nên hiện trạng đang có sự mất cân đối trên.

Bảng 4.13. Tỷ lệ SV/GV các ngành năm học 2017 - 2018

Chỉ tiêu Kế tốn DN Điện cơng nghiệp và dân dụng

1. Số SV bình quân 445 383

2. Số GV chuyên ngành bình quân 20 8

3. Tỷ lệ SV/GV chuyên ngành 19 56

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018 của trường

Tỷ lệ SV trên GV của nhà trường trong những năm vừa qua đối với ngành kế tốn khơng phải là q cao là 19 SV/GV. Tuy nhiên đối với những chuyên ngành kỹ thuật như ngành Điện công nghiệp và dân dụng chỉ có 8 GV đảm nhiệm chính, mỗi GV phải đảm nhận bình qn giảng dạy cho 56 SV, điều này tạo sức ép giảng dạy đối với GV, đối với những tiết học lý thuyết có thể dồn học 1 ca, nhưng những tiết thực hành thì phải chia ca để đảm bảo chất lượng cho SV. Bởi vậy, họ sẽ khơng cịn nhiều thời gian cho cơng tác nghiên cứu chun mơn của mình, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả dạy và học, đặc biệt là việc việc rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề cho SV.

- Thứ hai, khả năng sử dụng máy tính và các trang thiết bị dạy học khơng

đồng đều giữa các GV. Vẫn còn nhiều GV chưa sử dụng thành thạo máy tính cũng như các trang thiết bị dạy học khác, ngại học tập nâng cao kiến thức, ngại đổi mới. Từ đó, các hoạt động tác nghiệp hỗ trợ cho hoạt động dạy học bị hạn chế, phương pháp dạy học đơn điệu, số giờ giảng có sử dụng các trang thiết bị dạy học không cao. Theo thống kê từ các Phiếu xin ý kiến (dành cho GV), tính bình qn, tỷ lệ số giờ lý thuyết được GV ứng dụng trang thiết bị dạy học là khoảng 10%, đối với giờ thực hành tỷ lệ này là 25%. Vẫn còn một lượng GV (khoảng 20%) chưa ứng dụng những trang thiết bị dạy học vào trong quá trình giảng dạy.

- Thứ ba, việc phân công giờ giảng cho GV thường được thực hiện bình

quân, chứ không căn cứ vào năng lực của GV. Do đó, những GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, có năng lực giảng dạy tốt thường chưa được phát huy hết khả năng. Trái lại, những GV khác lại thường rất vất vả để thực hiện hoàn thành khối lượng giảng dạy. Mặt khác, theo tài liệu từ các Phiếu xin ý kiến (dành cho GV), vẫn còn một số GV phải kiêm nhiệm giảng dạy những môn học gần với chuyên ngành mình được đạo tạo. Việc kiêm nhiệm này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng truyền đạt kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cho SV.

- Thứ tư, số lượng GV đi học tập nâng cao trình độ ngày càng tăng nhất là

những GV thuộc khoa Điện, tuy vậy họ vẫn phải đảm nhiệm cơng việc giảng dạy ở trường. Chính điều này làm giảm sự tập trung của GV trong quá trình học tập cũng như ảnh hưởng đến quá trình lên lớp của GV. Do đó, hiệu quả học và dạy đều bị ảnh hưởng.

- Thứ năm, công tác rèn luyện, bồi dưỡng GV mới chưa được thực hiện tốt

và đồng đều ở các ngành, khoa. Việc đánh giá GV mới tuyển để giao nhiệm vụ giảng dạy thường chỉ căn cứ vào một vài giờ giảng của GV, ít quan tâm đến q trình rèn luyện của GV đó sau này. Việc rèn luyện GV mới thường chỉ dừng lại ở việc tổ chức đi dự giờ. Nhiều khoa giao tồn bộ cơng việc rèn luyện này cho GV tự thực hiện.

Để đánh giá được chất lượng đội ngũ giảng viên của trường, học viên thực hiện phát phiếu thăm dò trên hai đối tượng là cựu SV và SV đang theo học tại trường. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.14

Bảng 4.14. Đánh giá của sinh viên về năng lực của giảng viên

Chỉ tiêu Tỷ lệ cựu SV đánh giá các mức độ (%) Tỷ lệ SV đang theo học đánh giá các mức độ (%) Kém Trung bình Tốt Rất tốt Kém Trung bình Tốt Rất tốt

1. Kiến thức chuyên môn 0 33,2 60,4 6,4 0 23,5 58,7 17,7 2. Phương pháp giảng dạy

sinh động thu hút 14,1 35,7 39,9 10,3 17,8 43,2 30,5 8,5 3. Khả năng dẫn dắt SV ứng dụng thực tế 2,3 49,7 40,6 7,4 1,8 50,3 39.9 8,0 4. Sự nhiệt tình trong giảng dạy 16,33 46,67 23,9 13,1 19,4 48,5 21,7 10,4 5.Tay nghề, thực hành 12,9 45,8 32,8 8,5 11,3 50,2 29,4 9,1 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018)

Từ kết quả khảo sát mức độ đánh giá trên của SV đối với đội ngũ GV cho thấy các em đều nhất trí là đội ngũ GV của trường vững trình độ chun mơn, năng lực sư phạm tốt, tận tình với SV nhưng cịn thiếu nhiều kiến thức thực tế nên khó khăn trong việc dẫn dắt ứng dụng thực tế cho SV, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng ĐT và trên thực tế GV được ĐT, bồi dưỡng nâng cao

trình độ vẫn chủ yếu thiên về lý thuyết.

Những năm qua mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong phương pháp giảng dạy của GV, đã có nhiều giờ giảng GV thực sự lấy người học là trung tâm, phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên đánh giá chung, đối với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thuyết trình (chiếm 90%). Do đặc thù của phương pháp dạy học này không phát huy được tính chủ động của SV, hoạt động học chỉ diễn ra một chiều nên hiệu quả tiếp thu bài của SV còn bị hạn chế, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của người học.

Đối với các môn thực hành, các GV đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy đã góp phần nâng cao hiệu quả giờ thực hành của SV. Có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao CLĐT. Tuy nhiên, GV của trường cịn nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học nên quá trình học thường rất ít hoặc khơng sử dụng hệ thống phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học.

4.1.3.2. Phương pháp giảng dạy của giảng viên

Trong những năm vừa qua, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được đã trở thành một phong trào thi đua giảng dạy của nhà trường và đã thu được những kết quả nhất định. Các GV đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, ứng dụng các phương pháp tích cực trong quá trình giảng dạy. Nhiều GV đã sử dụng những phương pháp giảng dạy tích cực trong q trình dạy học lý thuyết lẫn thực hành. Cụ thể:

- Trong các giờ học lý thuyết, phương pháp giảng dạy được đa số các GV thường sử dụng nhiều nhất là các phương pháp: thuyết trình, đàm thoại. Các phương pháp dạy học mới: thảo luận nhóm, làm việc với sách chưa được nhiều GV sử dụng.

- Trong các giờ thực hành, các phương pháp giảng dạy được đa số GV thường sử dụng nhiều nhất là các phương pháp: làm mẫu, luyện tập, ôn tập. Các phương pháp: làm việc theo nhóm, làm việc trên mơ hình thường được GV ít sử dụng hơn. Thơng thường, trong các giờ thực hành chuyên môn của tất cả các ngành, nghề các GV thường tổ chức hoạt động dạy và học theo cách: GV làm mẫu, sau đó SV làm theo, làm lại theo đúng cách làm của GV. Cách dạy này có hiệu quả trong việc rèn luyện những thao tác, kỹ năng cụ thể, cơ bản cho SV. Song, SV vẫn ở vị trí thụ động trong q trình thực hành và ít có cơ hội tự mầy mị, tìm hiểu sâu về vấn đề, khắc sâu việc thực hành.

Bảng 4.15. Thống kê tỷ lệ giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học

Đơn vị tính: %

Phương pháp dạy lý thuyết Tỷ lệ Phương pháp dạy thực hành Tỷ lệ

Thuyết trình 94,4 Làm mẫu 77,8

Đàm thoại 83,3 Luyện tập 83,3

Thảo luận nhóm 44,4 Làm việc theo nhóm 27,8 Hướng dẫn SV quan sát 16,7 Làm việc trên mơ hình 11,1

Ôn tập 11,1 Phương pháp khác 0,0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

Các phương pháp giảng dạy trên đã có những tác động tích cực đến q trình tiếp thu kiến thức chuyên môn, rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề của SV. Để thấy rõ hơn hiệu quả của việc này, cần phải tìm hiểu sự đánh giá của SV về các phương pháp giảng dạy của GV hệ cao đẳng tại nhà trường (đặc biệt là các GV chuyên ngành).

Bảng 4.16. Đánh giá của SV về tác động của phương pháp giảng dạy

Đơn vị tính: %

Đối tượng điều tra

Chỉ tiêu

SV đang theo học SV đã tốt nghiệp Kế tốn Điện cơng nghiệp và dân dụng Kế tốn Điện cơng nghiệp và dân dụng Hiểu rõ kiến thức và thực hành tốt 55,6 66,7 73,3 73,3 Hiểu kiến thức và thực hành được ở

mức độ không sâu, không cao 33,9 22,2 26,7 26,7 Hiểu được một phần kiến thức và

thực hành được một phần các bài tập 10,5 11,1 0,0 0,0 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

Đội ngũ GV nhà trường đều được đại đa số SV đang theo học và SV đã tốt nghiệp đánh giá là tận tình trong quá trình giảng dạy (theo thống kê từ các Phiếu xin ý kiến dành cho các đối tượng này, trên 80,6 % SV có đánh giá như vậy). Đối với phương pháp giảng dạy của GV, đặc biệt là các GV chuyên ngành, một bộ phận SV cho rằng các phương pháp đó giúp họ hiểu rõ nội dung kiến thức chuyên ngành, thực hành tốt các bài tập được giao; một số khác lại cho rằng các

phương pháp đó giúp họ hiểu được một phần nội dung kiến thức chuyên ngành, thực hành được một phần các bài tập được giao.

Mặc dù cịn có khác biệt nhất định trong cách đánh giá của SV đang theo học và SV đã tốt nghiệp, nhưng số liệu trên cho thấy một thực tế đó là: phương pháp giảng dạy của các GV (đặc biệt là các GV chuyên ngành) chưa thực sự mang lại hiệu quả cao bởi vậy SV đang theo học ở trường hiểu được rõ kiến thức còn chưa cao 55,6% tổng số SV điều tra ngành kế toán doanh nghiệp và 66,7% số SV điều tra ngành điện công nghiệp và dân dụng trả lời là hiểu rõ kiến thức và thực hành tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)