Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo hệ cao đẳng trong các cơ sở giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 30 - 34)

sở giáo dục nghề nghiệp

2.1.4.1. Yếu tố bên trong

ĐT nghề chịu ảnh hưởng của các nhân tố: hệ thống cơ sở dạy nghề; cơ sở vật chất, tài chính cho dạy nghề; đội ngũ GV, SV học nghề; chương trình, giáo trình ĐT; hệ thống mục tiêu; tuyển sinh, việc làm; kiểm tra đánh giá, … những yếu tố này được coi là những yếu tố đảm bảo chất lượng của ĐT nghề. Một số yếu tố chính như sau:

a. Yếu tố đầu vào

- Một số quốc gia có quan điểm rằng: chất lượng đầu ra của một nhà trường phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó. Theo quan điểm này,

một trường tuyển được SV giỏi được xem là có chất lượng cao. Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình ĐT diễn ra rất đa dạng, liên tục trong một thời gian dài trong nhà trường. Sẽ khó giải thích trường hợp một trường có nguồn lực đầu vào dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động ĐT hạn chế, hoặc ngược lại, một trường có những nguồn lực khiêm tốn nhưng đã cung cấp cho sinh viên một chương trình ĐT hiệu quả.

- Chất lượng đầu vào là nhân tố nằm trong nhóm yếu tố về người học, có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu chương trình ĐT, chất lượng đầu vào sẽ có quyết định đến:

+ Năng lực học tập hay khả năng tiếp thu kiến thức của SV. Đây là tiêu chí dùng để đánh giá mức độ thông minh của người học. Nếu trường tuyển được những SV giỏi thì việc tiếp thu chương trình học của SV sẽ dễ dàng hơn và do đó SV sẽ có kiến thức, kỹ năng tốt hơn sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, tiêu chí này khó có thể lượng hóa. Thông thường chúng ta sẽ sử dụng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc điểm trong học bạ để đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của SV.

+ Mức độ chuyên cần và tâm lý ổn định, yên tâm học tập của SV. Năng

lực tiếp thu kiến thức là điều kiện cần để SV có thể học tập tốt. Nếu người học có năng lực tốt nhưng tâm lý không ổn định, không chuyên tâm vào học hành thì lượng kiến thức tiếp thu sẽ không nhiều. Tuy nhiên tiêu chí này cũng rất khó lượng hóa.

- Thực tế ĐT đã chứng minh rằng: SV lớp được tuyển từ kết quả thi đại học, cao đẳng điểm cao có sức học tốt hơn, kết quả tốt nghiệp cao hơn và làm việc tốt hơn những học sinh tuyển trực tiếp từ xét tuyển.

b. Tài chính cho ĐT

Tăng cường nguồn lực tài chính trong ĐT là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng đầu ra. Vấn đề tài chính bao gồm thu và chi. Để nguồn lực tài chính phát huy hiệu quả cao trong ĐT thì hai quá trình thu và chi đều phải được thực hiện tốt.

Các nguồn thu phải thỏa mãn nhu cầu về chi tiêu cho ĐT về việc mua sắm, sửa đổi nội dung chương trình, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho ĐT và nâng cao thu nhập của GV. Có như vậy, cơ sở vật chất mới đáp ứng được nhu cầu của giảng dạy và một mức thu nhập thỏa đáng mới thu hút được đội ngũ GV giỏi. Đây là những nền tảng của việc nâng cao chất lượng ĐT.

Các khoản chi tiêu hợp lý nhằm sử dụng các nguồn lực về tài chính một cách hiệu quả. Chi tiêu hợp lý là chi tiêu vào những vấn đề cần thiết nằm trong khả năng chi trả của trường. Việc chi tiêu cần ưu tiên cho những vấn đề cấp thiết nhất của việc ĐT và phải luôn chú ý tính hiệu quả của nó.

Thật vậy, ở nhiều cơ sở ĐT, đặc biệt là các trường nghề thì những yếu tố đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng ĐT hiện nay là lớp học đông nên hiệu quả giảng dạy và học tập thấp; đội ngũ GV chưa yên tâm công tác do thu nhập thấp; nội dung chương trình ngành chưa thực sự gắn với thực tiễn; phương pháp giảng dạy chưa đổi mới được nhiều do thiếu tài liệu và phương tiện dạy học; việc áp dụng công nghệ dạy học mới, các thành quả của công nghệ thông tin vào việc dạy và học thấp; cơ sở vật chất phục vụ học tập không đầy đủ; ít có cơ hội tiếp xúc với thực tiễn sản xuất, kỹ năng về tin học, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế…

Như vậy, việc lập kế hoạch với cơ cấu hợp lý và áp dụng những giải pháp về tài chính đáp ứng được các hoạt động ĐT nhằm khắc phục những hạn chế nói trên là điều kiện để nâng cao chất lượng ĐT của trường.

2.1.4.2. Yếu tố bên ngoài

a. Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

Tình hình phát triển của nền kinh tế quốc dân có tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực ĐT, qua đó ảnh hưởng đến các cơ sở GD nghề nghiệp. Đầu tư và quan tâm của Nhà nước cho lĩnh vực GD ngày càng tăng. Các cơ sở GD ít nhiều cũng được hưởng lợi từ việc này.

Kinh tế phát triển đi cùng với đó là sự nhận thức ngày càng tăng của người học. Những đòi hỏi của họ đối với CLĐT của cơ sở GD ngày càng tăng. Hơn nữa, họ ngày càng có nhiều sự lựa chọn ngành nghề, trường theo học. Bên cạnh đó, yêu cầu của các đơn vị sử dụng LĐ đối với người LĐ cũng ngày càng cao. Chúng tạo ra sức ép buộc các cơ sở GD nghề nghiệp phải nâng cao CLĐT để có thể tồn tại và phát triển.

Sự hội nhập sâu, rộng của nền kinh tế quốc dân cũng tạo nhiều cơ hội cho các cơ sở GD mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở GD có CL trên thế giới, học hỏi được kinh nghiệm quản lý ĐT của họ, tiếp cận nhanh chóng với những tiến bộ của khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho nhân viên của mình đi học tập nâng cao trình độ... qua đó góp phần nâng cao CLĐT của mình. Tuy vậy, sức ép cạnh tranh cũng sẽ ngày càng tăng.

Tuy vậy, sự phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng là nguyên nhân làm nảy sinh sự thương mại hoá trong lĩnh vực GD - ĐT và nhiều tiêu cực trong GD. Nếu không nhận thức và giải quyết tốt các vấn đề này thì CLĐT của các cơ sở GD nghề nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

b. Thị trường lao động

Sản phẩm ĐT trong các cơ sở GD nghề nghiệp chính là những con người với đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, thái độ LĐ cần thiết về một nghề cụ thể. Nhưng nếu người học sau khi ra trường không tìm được việc làm hoặc không tìm được việc làm theo đúng nghề đã được ĐT thì đó chính là dấu hiệu cho thấy sản phẩm ĐT của cơ sở GD nghề nghiệp không được thị trường LĐ chấp nhận, không phù hợp với nhu cầu của người sử dụng LĐ. Nói cách khác, CLĐT của cơ sở GD này là thấp.

Tình hình thị trường LĐ là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến

CLĐT của cơ sở GD nghề nghiệp. Nó tạo lực hút định hướng cho CLĐT của cơ

sở GD nghề nghiệp. Điều này được thể hiện ở một số điểm sau:

- Nhu cầu của người sử dụng LĐ (nhu cầu của thị trường LĐ) là căn cứ quan trọng để cơ sở GD nghề nghiệp xây dựng mục tiêu, chương trình ĐT. Nhu cầu này càng trở nên khắt khe hơn: các DN và những đơn vị sử dụng LĐ khác ngày càng có những yêu cầu, đòi hỏi ở người LĐ trên tất cả các mặt: kiến thức (chuyên môn, xã hội), kỹ năng thực hành, thái độ làm việc. Các cơ sở GD nghề nghiệp không còn cách nào khác là phải nhận biết, nắm bắt đúng các nhu cầu này để có thể điều chỉnh mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp ĐT cho phù hợp, hướng đến phát triển CLĐT, đảm bảo sản phẩm ĐT phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Nguồn cung LĐ nghề có xu hướng ngày càng tăng. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các cơ sở ĐT nghề đã dần hình thành. Nếu cơ sở GD nghề nghiệp không tự thân nhận thức được vấn đề CLĐT thì chắc chắn sẽ dần bị đào thải: không tuyển được người học.

c. Sự phát triển của khoa học - công nghệ

Sự phát triển của khoa học - công nghệ chính là phương tiện giúp cơ sở GD thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường; công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm; các hoạt động chuyên môn, hoạt động hỗ trợ... nhờ các trang thiết bị đo lường, phân tích, dự báo, thí nghiệm hốt hơn, hiện đại hơn. Qua đó, CLĐT của cở sở GD nghề nghiệp cũng được cải thiện.

d. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục

Cơ chế, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực GD, đặc biệt là lĩnh vực GD nghề nghiệp có sự tác động gián tiếp đến CLĐT của cơ sở GD nghề nghiệp. Trong thời vừa qua, lĩnh vực GD - ĐT đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả hệ thống chính trị ở Việt Nam. Nó góp phần nâng cao CL GD - ĐT của toàn ngành nói chung cũng như của từng cơ sở GD nghề nghiệp nói riêng. Điều này được thể hiện ở một số nội dung sau:

- Chúng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ sở GD hoạt động, tạo một môi trường lành mạnh, công bằng, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các loại hình cơ sở GD nghề nghiệp hoạt động, đầu tư nâng cao CLĐT của cơ sở mình.

- Chúng tạo ra một sức ép buộc các cơ sở GD nghề nghiệp (gồm cả cơ sở công lập và ngoài công lập) phải nâng cao CLĐT của mình. Với chủ trương xã hội hoá GD trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều cơ sở GD nghề nghiệp ngoài công lập được thành lập. Các cơ sở này muốn tồn tại và phát triển được thì vấn đề trước tiên và quan trọng nhất là phải đầu tư cho CLĐT để ngày càng thu hút được nhiều người học. Sự tài trợ, bao cấp của Nhà nước đối với các cơ sở GD nghề nghiệp công lập có xu hướng ngày càng giảm, họ được giao quyền tự chủ ngày càng cao trong nhiều lĩnh vực: tài chính, tuyển dụng, ĐT, xây dựng cơ bản... Sự tài trợ, bao cấp giảm đồng nghĩa với việc các cơ sở này phải tự thân vận động, thay đổi quan niệm, cách thức quản lý, đầu tư nhiều hơn cho CL để có thể duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của mình.

- Chúng tạo điều kiện thuận lợi giúp các cơ sở GD nghề nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận, hợp tác, học hỏi kinh nghiệm từ phía nước ngoài trong lĩnh vực ĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)