Nội dung đánh giá chất lượng đào tạo hệ cao đẳng trong các cơ sở giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 27 - 30)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo trong các cơ sơ giáo dục

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung đánh giá chất lượng đào tạo hệ cao đẳng trong các cơ sở giáo

giáo dục nghề nghiệp

2.1.3.1. Chương trình đào tạo

Nội dung chương trình được thiết kế khi đã có mục tiêu ĐT. Câu hỏi chính được trả lời khi thiết kế nội dung chương trình là: dạy cái gì? dạy như thế nào? Chương trình phải phản ánh mục tiêu tương ứng. Diễn đạt càng chi tiết

càng thuận lợi cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng. Chương trình ĐT được thể hiện thông qua những nội dung sau: Thời gian ĐT; Kết cấu thời lượng từng nhóm kiến thức (cơ bản, cơ sở, ngành và bổ trợ); Thời lượng

của từng học phần và kết cấu lý thuyết, thực hành; Thời gian thực tập về ngành, nghề ĐT.

Như vậy, nội dung chương trình là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng ĐT. Vì vậy việc rà sốt, bổ sung và hồn chỉnh nội dung chương trình là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng hàng đầu của các cơ sở ĐT.

2.1.3.2. Đội ngũ giảng viên

a. Năng lực giảng viên

- Có chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, thiết bị đầy đủ, thời lượng học hợp lý nhưng GV yếu năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức kém thì khơng thể dạy tốt và sẽ khơng có chất lượng ĐT tốt được. Vì vậy việc đảm bảo đội ngũ đủ về cả số lượng và chất lượng là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng ĐT.

+ Số lượng GV thể hiện ở tỷ lệ số học sinh trên một GV, đặc biệt cơ cấu GV hợp lý theo ngành ĐT, khoa, tổ bộ môn.

+ Chất lượng GV thể hiện ở đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và sư phạm.

- Năng lực dạy học của GV không chỉ được đánh giá thông qua bằng cấp mà quan trọng hơn là phải nắm vững kiến thức chun mơn, có phương pháp dạy học tốt, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế, hướng dẫn học sinh ứng dụng thực tế có hiệu quả và cần thường xuyên lắng nghe, khảo sát ý kiến người học.

b. Phương pháp dạy học

- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh giữa GV và SV hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học.

- Các phương pháp dạy học hiện nay rất đa dạng và được xếp vào nhiều kiểu phân loại khác nhau dựa trên những cơ sở nhất định. Những phương pháp dạy học phổ biến thường áp dụng là: diễn giảng, minh họa, thảo luận nhóm, thực hành, tự học, nghiên cứu, tham quan thực tế…Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng.

+ Nhóm phương pháp thiên về tính chủ động của GV như diễn giảng, minh họa có ưu điểm cơ bản là: chủ động tiến trình ĐT, phù hợp với lớp đơng, thiếu phương tiện dạy học, chi phí ĐT thấp. Tuy nhiên lại bộc lộ nhiều nhược điểm: thông tin một chiều, SV thụ động, hiệu quả hấp thụ bài giảng thấp, không phù hợp với ĐT kỹ năng…

+ Nhóm những phương pháp dạy học thiên về phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học cịn lại có nhiều ưu điểm: SV hoạt động nhiều, hứng thú trong học tập, hiệu quả tiếp thu bài giảng cao, rèn luyện tính chủ động trong nghiên cứu, tự ĐT, phù hợp với rèn luyện kỹ năng…Tuy nhiên cũng có những yêu cầu cao hơn như: địi hỏi đội ngũ GV có chất lượng cao, tốn thời gian và sức lực chuẩn bị bài giảng, số SV mỗi lớp vừa phải (khoảng 18-25 SV), khó kiểm sốt được tiến độ dạy học, chi phí cao…

- Thực tế, ở tất cả các cơ sở ĐT thì tùy theo từng học phần và năng lực GV mà sử dụng phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, nếu kết hợp hài hòa được các phương pháp dạy học cho từng học phần thì mới phát huy được hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng ĐT.

2.1.3.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ngày càng đóng vai trị to lớn trong việc nâng cao chất lượng ĐT. Xã hội càng phát triển, lượng thông tin, kiến thức mới càng nhiều, tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin càng nhanh, mức độ phụ thuộc của con người vào máy móc thiết bị ngày càng cao. Trong lĩnh vực ĐT, các thiết bị hỗ trợ giảng dạy ngày càng trở thành những sự trợ giúp không thể thiếu, là công cụ để tiếp nhận, khám phá tri thức như máy tính, mạng internet, máy chiếu…

- Để phát huy vai trò của cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đối với việc nâng cao chất lượng ĐT thì các cơ sở ĐT cần thực hiện được những vấn đề sau:

+ Phải quy hoạch khuôn viên hợp lý; + Phải có đủ phịng học đạt tiêu chuẩn;

+ Trang bị đầy đủ, giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú; + Đảm bảo có thư viện, phịng đọc đủ chuẩn;

+ Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị dạy học như dụng cụ, đèn chiếu, hệ thống âm thanh, ti vi, radio…

+ Đảm bảo đủ phòng thực hành, thí nghiệm phù hợp nghiệp vụ ngành; + Trang bị mạng internet;

+ Đảm bảo chỗ ở và khu vui chơi đạt chuẩn…

2.1.3.4. Kết quả đào tạo

Trong quá trình học nghề, người học được đánh giá kết quả thông qua điểm của bài kiểm tra, bao gồm kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc môn hoc/mô đun, báo cáo kết quả thực tập. Kết thúc khóa đào tạo, người học trải qua kỳ thi tốt nghiệp. Tùy ngành học, nghề học, bài kiểm tra có thể có hình thức tự luận, hình thức trắc nghiệm hoặc thực hành nghề. Tùy thuộc vào giá trị tích lũy về kiến thức, kỹ năng đạt được và biểu hiện qua kết quả kiểm tra và thi, người tốt nghiệp được xếp loại giỏi, khá, trung bình.

Kết quả đánh giá này mới chỉ một phía của cơ sở đào tạo. Chất lượng này được kiểm chứng thơng qua q trình sử dụng. Chính người sử dụng lao động sẽ bổ sung và có tiếng nói cuối cùng về chất lượng SV được đào tạo, xác nhận “giá trị gia tăng” nhận được của người học, đánh giá “sự vượt trội” của SV sau học nghề với lao động phổ thơng.

- Để đánh giá “sự vượt trội”, có thể thực hiện bằng cách so sánh kiến thức, kỹ năng trước khi học nghề với kiến thức kỹ năng mà một người học nghề đã tốt nghiệp. Kết quả của phép đánh giá này có thể do cơ sở đào tạo tự đánh giá thông qua kiểm tra, đánh giá, hoặc do người sử dụng lao động đánh giá thông qua so sánh phẩm chất, kỹ năng của một người lao động qua đào tạo với một lao động phổ thông mà họ sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)