Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 77 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường Cao

CAO ĐẲNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG

4.2.1. Yếu tố bên trong

4.2.1.1. Chất lượng đầu vào của sinh viên

Khơng thể phủ nhận vai trị của chất lượng “đầu vào”, đặc biệt là đối với các hệ ĐT nghề. Chất lượng đầu vào là cơ sở, là nền móng vững chắc để đảm bảo chất lượng quá trình ĐT. Chất lượng đầu vào thường được đánh giá thơng qua: số lượng thí sinh dự tuyển thực, chỉ tiêu tuyển, chất lượng tuyển (tiêu chí và chuẩn tuyển), cơ cấu SV nhập học theo vùng, miền…

Để đảm bảo nhất quán giữa mục tiêu mà trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương hướng tới trong công tác đào tạo giai đoạn 2015- 2020 đó là đào tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của thị trường

lao động. Nhà trường đã xây dựng quy chế tuyển sinh nhằm phục vụ công tác tuyển sinh.

Trường cũng đã tổ chức tư vấn nghề, song việc lựa chọn nghề lại là quyết định của người học. Do vậy, có nghề đào tạo ra chưa được tuyển dụng, một số nghề nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng lại khó thu hút thí sinh theo học.

Về tổng thể, số lượng tuyển sinh của trường trong những năm gần đây thấp và có xu hướng giảm dần. Thậm chí một số ngành khơng tuyển được sinh viên. Một số nghề chỉ tuyển sinh được rất ít nhưng vẫn phải đào tạo để giữ nghề. Bởi vậy, nhà trường đã xây dựng phương thức và tiêu chí tuyển sinh được cụ thể hóa trong kế hoạch và thơng báo tuyển sinh của nhà trường hàng năm, cụ thể như sau:

- Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc văn hóa - Hình thức tuyển sinh: Xét học bạ THPT, bổ túc văn hóa hoặc tương đương Do nhận thức của gia đình, người học về lựa chọn ngành nghề dẫn tới chất lượng đầu vào (không đồng đều) điều này ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo SV.

4.2.1.2. Năng lực tài chính

Bảng 4.20. Báo cáo thu chi của trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương

Đơn vị tính: ngàn đồng

Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Nguồn kinh phí ngân sách cấp 12,000 12,000 10,000

2. Tổng thu học phí 5,500 4,500 3,900

3. Tổng kinh phí quyết tốn 16,500 15,800 13,300 4. Chênh lệch thu chi 1,000 700 600 Nguồn: Phòng Tài chính kế tốn

Trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương thực hiện công tác quản lý tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và qui chế chi tiêu nội bộ của nhà Trường. Nguồn kinh phí bao gồm kinh phí Ngân sách nhà nước cấp, học phí của SV, các khoản thu từ hoạt động liên kết đào tạo… luôn được sử dụng ưu tiên cho các hoạt động phục vụ đào tạo và nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên - công

nhân viên. Các nguồn thu từ dịch vụ chi cho hoạt động thường xuyên, mua sắm, sửa chữa ký túc xá và khấu hao cơ sở vật chất dùng cho hoạt động dịch vụ. Các kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm được lập dựa vào nhu cầu thực tế thơng qua tình hình sử dụng kinh phí các năm trước cân đối cho phù hợp, đúng mục đích và mục tiêu phát triển của Nhà trường.

Qua bảng 4.20 cho thấy, kế hoạch tài chính của Trường phụ thuộc vào định mức Ngân sách nhà nước cấp cho đào tạo. Tuy nhiên, kinh phí đào tạo từ Ngân sách cấp cịn hạn hẹp, nguồn thu học phí phụ thuộc vào số lượng SV tuyển sinh được qua các năm học nên các nguồn chi cho tuyển sinh, sửa chữa cơ sở vật chất … phục vụ cho đào tạo cũng bị giới hạn.

4.2.2. Yếu tố bên ngoài

4.2.2.1. Sự phát triển của nền kinh tế

Dạy nghề nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cơng nhân kỹ thuật, từ đó phát triển kinh tế xã hội. Do đo sự phát triển của công tác dạy nghề gắn với sự phát triển kinh tế xã hội. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và có mức tăng trưởng khá thì nhu cầu công nhân kỹ thuật tăng cả về số lượng và chất lượng điều đó địi hỏi cơng tác dạy nghề phải phát triển theo.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Sự chuyển dịch này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người lao động sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Trước những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, chiến lược công tác dạy nghề của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương giai đoạn 2015- 2020, và đặt ra mục tiêu tổng quát phát triển dạy nghề đến năm 2020 là tạo sự đột phá về chất lượng dạy nghề theo hướng tiếp cận trình độ trong nước và khu vực, nhằm ĐT nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có kiến thức, năng lực thực hành nghề, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu.

Theo chiến lược, từ nay tới năm 2020 sẽ tăng quy mô ĐT nghề, trường định hướng mở thêm nhiều mã ngành mới để tăng tính cạnh tranh cũng như đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, tính tới năm 2018 nhà trường đã mở thêm 05 mã ngành trình độ cao đẳng mới bao gồm: Quản trị du lịch, khách sạn, nhà

hàng, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Điều dưỡng, Chăm sóc sắc đẹp thẩm mỹ.

Nhằm giúp người học có cơ hội nâng cao trình độ chun mơn nhà trường đã liên kết với các trường đại học trong nước như Học viện tài chính, Đại học kinh tế quốc dân… ĐT liên thông các ngành: Công nghệ may, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Kế tốn, Quản trị kinh doanh, Tài chính – ngân hàng.

4.2.2.2. Thị trường lao động

Trong tình hình hiện nay chất lượng lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại trong cạnh tranh quốc tế.

Trong những năm gần đây Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong cạnh tranh. Yếu tố quan trọng của sự hạn chế này là Việt Nam có một lực lượng lao động có chất lượng thấp. Vì vậy việc nâng cao chất lượng lao động nước ta đang là một đòi hỏi cấp thiết. Chất lượng lao động chỉ có thể được nâng cao thơng qua quá trình giáo dục đào tạo, trong đó đào tạo nghề là một cấu thành quan trọng. Yêu cầu này địi hỏi cơng tác dạy nghề phải phát triển nhanh cả về quy mô lấn chất lượng.

Chính vì sự cạnh tranh giữa các cơ sở ĐT cũng không ngừng nghỉ nên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương đã xây dựng cơ chế, chính sách, khuyến khích nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chun mơn, ứng dụng những thành tựu khoa học vào công tác ĐT, góp phần khơng ngừng nâng cao CLĐT và có những giải pháp để kiểm sốt CLĐT hệ cao đẳng nghề.

Trường đã liên kết với những đơn vị Đài Loan, Quang Trung – Nhật Bản, Sam Sung, KoiKa – Hàn Quốc... nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, ĐT nghề, mở rộng trao đổi, giao lưu và học tập kinh nghiệm làm việc cũng như mở rộng cơ hội việc làm cho những sinh viên đang theo học và sau khi tốt nghiệp.

Trước đây các cơ sở ĐT nghề tại các tỉnh chỉ có ĐT hệ trung cấp thì nay trường đang hoàn thiện hệ thống mạng lưới các cơ sở ĐT nghề hệ cao đẳng để đáp ứng nhu cầu ĐT và nâng cao trình độ tay nghề ở các tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học.

4.2.2.3. Sự phát triển của khoa học – công nghệ

Những năm gần đây, khoa học cơng nghệ của Việt Nam có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức

cạnh tranh của nền kinh tế. Cùng với đó, Chỉ số Đổi mới sáng tạo tồn cầu cũng liên tục tăng cao, theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Đổi mới sáng tạo năm 2018, Việt Nam đã đạt kết quả trong việc tiếp cận với kiến thức khoa học cơng nghệ của thế giới và hịa nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo điều kiện cho việc trao đổi tri thức hiệu quả.

Lực lượng lao động có tay nghề cao đóng vai trị then chốt trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Các chương trình ĐT phải theo kịp các xu hướng và sự phát triển công nghiệp để giữ vững khả năng cạnh tranh trong tương lai.

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương trong những năm gần đây luôn không ngừng đổi mới sáng tạo để việc ĐT theo kịp được nhu cầu của thị trường. Trường đã xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong hoạt động đánh giá kỹ năng nghề nghiệp và kiểm định chất lượng ĐT, sửa chữa xây dựng hệ thống thư viện điện tử, phòng thực hành được trang bị thêm các thiết bị mô phạm về công nghệ truyền động, điều khiển và đo lường cùng các tài liệu ĐT như phần mềm ĐT, trương trình học trực tuyến được xây dựng với những video và hình ảnh sinh động…

4.2.2.4. Cơ chế chính sách của nhà nước

Những đường lối và chủ trương, chính sách của Đảng nếu đúng và phù

hợp sẽ là điều kiện rất thuận lợi để phát triển công tác dạy nghề.

Nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng khoa VIII (12/1996) đã đánh giá: “Giáo dục chuyên nghiệp nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật có lúc suy giảm mạnh mất cân đối lớn về cơ cấu trình độ trong đội ngũ lao động ở nhiều ngành sản xuất. Quy mô đào tạo nghề hiện nay vẫn cịn q bé nhỏ, trình độ, thiết bị đào tạo lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu CNH HĐH”. Từ đó nghị quyết đã đưa ra chủ trương là đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, tăng quy mô học nghề, tăng cường đầu tư củng cố và phát triển các trường dạy nghề, xây dựng một số trường trọng điểm, đào tạo công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động. Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam.

Triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước Trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương đang tích cực đổi mới cơng tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thay đổi mục tiêu đào tạo đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung

đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)