B. PHẦN NỘI DUNG
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lượng
1.1.2.2. Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức mang lại nhiều lợi ích như sau:
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên đối với vấn đề chất lượng và sự thỏa mãn của khách hàng.
Hình thành văn hóa làm việc bài bản, khoa học thông qua thiết lập và áp dụng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát công viêc; qua đó giúp phòng ngừa sai lỗi, nâng cao chất lượng và sự thỏa mãn của khách hàng.
Chỉ dẫn cách lập văn bản hoạt động của tổ chức một cách rõ ràng làm cơ sở cho việc giáo dục và đào tạo cán bộ, công chức và cải tiến việc thực hiện một cách có hệ thống.
Hệ thống văn bản quản lý chất lượng sẽ giúp cán bộ, nhân viên mới vào việc một cách nhanh chóng và là nền tảng quan trọng để duy trì và cải tiến các hoạt động.
Cung cấp cách nhận biết, giải quyết các sai sót và ngăn ngừa chúng tái diễn. Các yêu cầu về theo dõi sự không phù hợp, theo dõi sự hài lòng của khách hàng, đánh giá nội bộ… tạo cơ hội để thường xuyên thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến để “NGÀY HÔM NAY TỐT HƠN NGÀY HÔM QUA VÀ NGÀY MAI TỐT HƠN NGÀY HÔM NAY”.
Cung cấp các bằng chứng khách quan để có thể chứng minh chất lượng công việc của tổ chức và chứng tỏ tất cả các hoạt động của tổ chức đều ở trong tình trạng được kiểm soát.
Cung cấp dữ liệu để xác định sự thực hiện của quá trình tạo sản phẩm (công việc) nhằm cải tiến chất lượng, thỏa mãn ngày càng cao hơn nhu cầu của khách hàng.
Hệ thống quản lý chất lượng giúp phân định “RÕ NGƯỜI - RÕ VIỆC”, góp phần xây dựng môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Một HTQLCL hiệu quả là sự đảm bảo về khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng một cách ổn định.[13]