B. PHẦN NỘI DUNG
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lượng
1.1.2.3. HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008
Việt Nam biết đến ISO 9000 vào đầu những năm 90, Ban Kỹ thuật TCVN/ TC 176 “Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng” thuộc Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Việt Nam xem xét, chuyển ngữ và đề nghị Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường ban hành với tên gọi là TCVN ISO 9000. Hiện tại bộ tiêu chuẩn của Việt Nam gồm:
- TCVN ISO 9000:2007: Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng - TCVN ISO 9001:2008: Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu - TCVN ISO 9004:2000: Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến - TCVN ISO 19011:2002: Hướng dẫn đánh giá các HTQLCL và/ hoặc hệ thống quản lý môi trường.
Bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 trong đó tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được coi là tiêu chuẩn cơ bản nhất, cốt yếu nhất xác định các yêu cầu cơ bản đối với HTQLCL của một tổ chức để đảm bảo rằng sản phẩm của tổ chức đó luôn có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các chế định. Đồng thời; tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cũng là cơ sở để đánh giá khả năng của một tổ chức trong hoạt động nhằm duy trì và không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động.[10;6]
Riêng đối với các cơ quan hành chính nhà nước, TCVN ISO 9001:2008 sẽ là biện pháp hỗ trợ tích cực cho cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước thông qua nâng cao chất lượng công việc (xem xét, giải quyết kịp thời, đầy đủ; không gây phiền hà; không để tồn đọng yêu cầu chính đáng, phù hợp với các chế định của công dân) và nâng cao tính chất phục vụ (có tinh thần trách nhiệm, quan tâm lợi ích của công dân, có văn hóa trong cư xử,…).
❖Nội dung Bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008:
thiệu về HTQLCL và 5 điều khoản nêu ra các yêu cầu mà HTQLCL của một tổ chức cần phải có, bao gồm:
1. Phạm vi áp dụng. 2. Tài liệu viện dẫn.
3. Thuật ngữ và định nghĩa. 4. Hệ thống quản lý chất lượng. Phần này bao gồm 02 yêu cầu: - Yêu cầu chung
- Yêu cầu về hệ thống tài liệu 5. Trách nhiệm của lãnh đạo. Bao gồm:
- Cam kết của lãnh đạo; - Hướng vào khách hàng; - Chính sách chất lượng; - Hoạch định;
- Trách nhiệm quyền hạn và trao đổi thông tin; - Xem xét của lãnh đạo.
6. Quản lý nguồn lực.
Theo tiêu chuẩn này, quản lý nguồn lực là quản lý các yếu tố sau: - Cung cấp nguồn lực;
- Nguồn nhân lực; - Cơ sở hạ tầng;
- Môi trường làm việc. 7. Tạo sản phẩm.
Phần này gồm các yêu cầu trong các hoạt động sau: - Hoạch định việc tạo sản phẩm;
- Các quá trình liên quan đến khách hàng; - Thiết kế và phát triển;
- Mua hàng;
- Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường. 8. Đo lường, phân tích và cải tiến.
- Khái quát;
- Theo dõi và đo lường;
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp; - Phân tích dữ liệu;
- Cải tiến.