Ngành du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần du lịch thương mại và đầu tư (Trang 63 - 65)

Du lịch Việt Nam có rất nhiều lợi thế từ thiên nhiên. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là đầu mối giao thông quan trọng từ Thái Bình Dương - Ấn Độ dương và châu Úc - Đại Dương. Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới. Vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang cũng giúp Việt Nam trở thành 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất. Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ, trong đó nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa- Vũng Tàu, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh. Những ưu đãi từ nhiên nhiên này, giúp hình thành các khu Resoft, trung tâm Spa, nghỉ dưỡng cao cấp giữ chân khách du lịch. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.400 km với 125 bãi tắm trải dài qua 28 tỉnh thành, trên 20 khu du lịch quốc gia, 30 vườn quốc gia, 7 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, cùng với những lợi thế khác về khí hậu, vị trí địa lý, tình hình chính trị, có thể nói Việt Nam có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển mạnh và đa dạng các loại hình du lịch khác nhau.

Theo số liệu của Tổng Cục Du lịch Việt Nam năm 2013, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,57 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 200 nghìn tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, khách quốc tế đến Việt Nam

54

Thang Long University Library

đạt hơn 4,28 triệu lượt, tăng 21%; khách du lịch nội địa đạt 23,4 triệu lượt, tăng 7%; tổng thu từ khách du lịch đạt 125 nghìn tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2013.

Tính đến đầu năm 2014, tổng số cơ sở lưu trú du lịch đang phục vụ khách trên 331.538 buồng (trong đó bao gồm 67 khách sạn 5 sao với 15.828 buồng, 177 khách sạn 4 sao với 21.532 buồng, 373 khách sạn 3 sao với 26.684 buồng). Cả nước hiện có 1.383 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; 8.016 hướng dẫn viên du lịch quốc tế với nhiều thứ tiếng đảm bảo phục vụ khách từ nhiều thị trường khác nhau. Lực lượng lao động toàn ngành đạt 1,8 triệu lao động trong đó có trên 570.000 lao động trực tiếp.

Trong năm 2013, du lịch Việt Nam cũng được ghi nhận ở thứ hạng cao trên một số bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Hà Nội được bình chọn là một trong 10 điểm đến đang lên của thế giới do trang web về du lịch danh tiếng TripAdvisor công bố. Bảo tàng Chứng tích lịch sử tại TP HCM là một trong 3 bảo tàng của Việt Nam được bình chọn hấp dẫn nhất châu Á. Ngoài ra, Việt Nam đã ghi tên mình vào danh sách 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á do độc giả TripAdvisor bình chọn với 3 bảo tàng là Bảo tàng Chứng tích lịch sử, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học. Địa đạo Củ Chi vào top 12 công trình ngầm bậc nhất thế giới do hãng tin CNN (Mỹ) bình chọn. Đồng thời, Việt Nam có 12 món vào "Top các món ăn đạt giá trị ẩm thực Châu Á" do tổ chức kỷ lục châu Á ghi nhận, gồm: phở, bún chả, bún thang (Hà Nội), bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, bún bò Huế, mì Quảng (Quảng Nam), phở khô Gia Lai, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn Sài Gòn, cơm tấm Sài Gòn.

Nhằm duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế cũng như khách nội địa, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã triển khai một số giải pháp. Trong đó có chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Chương trình này tập trung đẩy mạnh tăng trưởng du lịch tại các điểm đến của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh vùng núi, ven biển, hải đảo, nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch; phát động chiến dịch khuyến khích người Việt Nam định cư tại nước ngoài về thăm quê hương nhằm khơi dậy, khích lệ tình yêu quê hương đất nước của mỗi người Việt Nam; xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước qua hình ảnh thân thiện của con người Việt Nam.

Để đảm bảo môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 4/9/2013. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Ban, Bộ, Ngành, địa phương đã, đang chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả để tạo ra chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Hiện nay, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch đang tập trung chỉ đạo việc đảm bảo môi trường du lịch, tập trung cho việc hình thành các Trung tâm hỗ trợ khách du lịch, lực

55 lượng bảo vệ khách du lịch... phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, với mục tiêu cao nhất mang lại sự an toàn, thân thiện, hấp dẫn cho khách du lịch.

Kết luận:

Cho dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch thế giới vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định. Đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi có mức độ tăng trưởng của ngành du lịch cao nhất thế giới. Như vậy, du lịch vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều cơ hội phát triển. Nói riêng về du lịch Việt Nam, với lợi thế về tự nhiên và nét đặc sắc trong văn hóa, ẩm thực, chúng ta đã và đang nhận được sự quan tâm của du khách quốc tế. Chính Phủ và các ban ngành liên quan đã và đang có những biện pháp thúc đẩy du lịch phát triển, tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Đây chính là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp lữ hành trong năm 2014.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần du lịch thương mại và đầu tư (Trang 63 - 65)