Nội dung: Bài tập TDTT bao gồm các thành phần tạo nên bài tập đó và các

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 27 - 28)

quá trình cơ bản sảy ra trong cơ thể do việc thực hiện bài tập đó tạo nên. Các quá trình này quyết định tác dụng của bài tập đối với người tập. Các quá trình sảy ra trong cơ thể rất phức tạp, đa dạng và có thể được xem xét từ các góc độ khác nhau: Tâm lý, sinh lý, sinh hoá...Về mặt sinh lý học, nội dung bài tập TDTT là những biến đổi trong hoạt động chức năng của cơ thể khi thực hiện bài tập, làm cho cơ thể chuyển sang một mức hoạt động cao hơn so với lúc yên tĩnh, Nhờ vậy mà có thể hoàn thiện được những khả năng chức phận của cơ thể. Người ta còn tính tới cả những biến đổi trước và sau khi thực hiện bài tập. Tuỳ theo đặc điểm bài tập, những biến đổi sinh lý có thể đạt được mức khá lớn. VD: thông khí phổi có thể tăng lên 30 lần, lượng hấp thụ O2 tăng đến 20 lần, lưu lượng phút của máu tăng đến 10 lần kèm theo các quá trình mệt mỏi, tích luỹ các sản phẩm ôxy hoá. Những biến đổi sinh lý đó kích thích quá trình hồi phục và thích nghi của cơ thể trong và sau lúc thực hiện bài tập, vì vậy được coi là nhân tố có tác dụng mạnh mẽ, làm tăng các khả năng chức phận và hoàn thiện những đặc điểm cấu trúc cơ thể.

Khi xem xét nội bài tập TDTT từ góc độ sư phạm, điều quan trọng là xem xét tác dụng tổng hợp của các bài tập đó đối với sự phát triển của năng lực vận động của cơ thể và sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận độn cũng như sự tác động đến hành vi, nhân cách người tập.

Để nắm được nội dung (bản chất) của bào tập TDTT nào đó, nhà sư phạm không cần hiểu những biến đổi sinh lý, sinh hoá và những biến đổi khác xảy ra trong cơ thể do ảnh hưởng của bài tập mà điều chủ yếu là hiểu được phương hướng tác dụng của bài tập đối với việc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đã đặt ra.

Không nên chỉ xem xét bản chất của bài tập TDTT đơn thuần từ góc độ sinh vật học, những tác dụng đối với năng lực vận động của cơ thể, mà bỏ qua hay xem nhẹ những tác dụng rất quan trọng về tâm lỳ và sự hình thành nhân cách.

Một đặc trưng quan trọng của bài tập TDTT là nó được xây dựng trên cơ sở những hoạt động vận động có ý thức, tức là điều khiển từ các trung tâm thần kinh ở vỏ não. Đó là những hành vi vận động có chủ đích, liên quan đến nhiều quá trình tâm lý: sự biểu tượng về động tác, hoạt động tư duy, cảm xúc... có ảnh hưởng mạnh đối với sự biểu hiện ý chí, tình cảm, tính cách. Bài tập thể dục thể thao có thể được coi là những hành vi vận động có ý thức, trong đó thể hiện sự thống nhất giữa hoạt động thân thể và tâm lý. Nó không chỉ tác động đến cơ thể, mà cả đối với nhân cách

và tâm lý người tập. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện bài tập và những tác động từ phía nhà sư phạm, sao cho có thể tạo nên bầu không khí tâm lý thuận lợi (gây hứng thú, tính tích cực, chủ động của người tập), tạo được những điều kiện và tình huống thích hợp cho sự biểu hiện ý chí, ý thứ tập thể, tinh thần đồng đội, tính trung thực...

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w