Phương pháp giáo dục sức nhanh: * Khái niệm:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 102 - 107)

* Khái niệm:

- Sức nhanh là khả năng của con người thực hiện động tác trong thời gian ngắn.

* Những biểu hiện của sức nhanh bao gồm:

- Sức nhanh phản ứng vận động.

- Sức nhanh động tác đơn (tốc độ thực hiện động tác) - Sức nhanh tần số động tác.

VD: Vận động viên chạy cự lý ngắn thành tích phụ thuộc vào: + Thời gian xuất phát (sức nhanh phản ứng vận động đơn giản). + Tốc độ thực hiện động tác (đạp sau, chuyền dài).

+ Sức nhanh tần số động tác.

Trong những động tác có phối hợp phức tạp thì tốc độ không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh, mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: sức mạnh, mức độ hoàn thiện kỹ thuật động tác, VD: VĐV đẩy tạ.

* Phương pháp giáo dục rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản:

Phản ứng vận động đơn giản là sự đáp lại tín hiệu biết trước nhưng xuất hiện đột ngột bằng động tác định trước. (VD: phản ứng đối với tiếng súng lệnh trong xuất phát) Sức nhanh phản ứng vận động có ý nghĩa thực dụng rất lớn. Trong cuộc sống,ta thường gặp những trường hợp đòi hỏi đáp lại tín hiệu nào đó trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sức nhanh phản ứng vận động có khả năng chuyển rất cao: những người có khả năng phản ứng nhanh trong tình huống này thì cũng dễ có khả năng phản ứng nhanh trong tình huống khác. Tập luyện tốc độ có tác dụng nâng cao sức nhanh phản ứng đơn giản. Nhưng không có hiện tượng “chuyển” theo chiều ngược lại. Các bài tập về phản ứng vận động không có giá trị nâng cao tốc độ động tác.

Trong thực tế, không nhất thiết phải tác động chuyên môn để phát triển sức nhanh phản ứng vận động. Bởi vì, sức nhanh phản ứng đã được phát triển nhờ tập luyện các bài tập tốc độ. Thông thường người ta sử dụng trò chơi vận động, cấc môn bóng để rèn luyện phản ứng vận động.

Phương pháp phổ biến nhất trong rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản là tập lặp lại phản ứng với các tín hiệu xuất hiện đột ngột. VD: lặp lại nhiều lần tiếng súng lệnh, chạy đổi hương theo tín hiệu. Đối với người mới tập phương pháp lặp lại nhanh chóng đem lại kết quả tốt. Sau đó, sức nhanh phản ứng vận động ổn định và rất khó có thể phát triển thêm.

Trong trường hợp sức nhanh phản ứng giữ vai trò quan trọng, người ta phải sử dụng tới các phương pháp chuyên môn để hoàn thiện nó. Một trong số phương pháp chuyên môn rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản thường áp dụng trong thực tiễn là phương pháp phân tích. Bản chất của phương pháp này là tách biệt việc hoàn thiện phần phản ứng với phần nâng cao tốc độ của các tác động tiếp theo. Như vậy, bài tập sức nhanh phản ứng đơn giản gồm 2 phần: tập phản ứng trong điều kiện thuận lợi và tập tốc độ động tác tiếp theo. VD: thời gian phản ứng trong xuất phát thấp bị kéo dài là động tác đẩy tay gặp khó khăn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cho hoàn thiện phản ứng tín hiệu cần tập luyện phản ứng trong tư thế xuất phát cao, tay tỳ vào vật thể nào đó. Trong thực tiễn huấn luyện, người ta còn sử dụng rộng rãi phương pháp cảm giác vận động do Gelerstein đề xuất năm 1958 để hoàn thiện phản ứng vận động đơn giản. Cơ sở khoa học của phương pháp này là quy luật về mối tương quan chặt chẽ giữa súc nhanh phản ứng và tri giác của con người. Thông thường, những người có khả năng cảm thụ những khoảng thời gian ngắn thì có sức nhanh phản ứng cao. Bản chất của phương pháp này là hoàn thiện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản thông qua việc hoàn thiện tri giác thời gian.

Tập luyện phản ứng vận động theo phương pháp cảm giác vận động được tiến hành theo 3 giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, người tập thực hiện động tác trong điều kiện phản ứng nhanh nhất đối với tín hiệu. Sau mỗi lần thực hiện bài tập, huấn luyện viên thông báo cho người tập về thành tích đạt được. Trong giai đoạn 2, phản

ứng và các động tác sau đó cũng được thực hiện với tốc độ lớn nhất. Trong giai đoạn này, người tập thông báo cho huấn luyện viên dự đoán thành tích của mình, sau đó huấn luyện viên báo lại thành tích thực tế người tập đạt được. Nhờ thường xuyên đối chiếu cảm giác thời gian của bản thân với thời gian thực tế mà độ chính xác tri giác thời gian của người tập được nâng lên. Trong giai đoạn thứ 3, huấn luyện viên yêu cầu người tập thực hiện bài tập với các tốc độ định trước. Trải qua ba giai đoạn tập luyện như trên, phản ứng vận động đơn giản sẽ được nâng lên.

* Phương pháp giáo dục rèn luyện Sức nhanh phản ứng vận động phức tạp:

Phản ứng vận động phức tạp thường gặp trong thể thao gồm 2 loại: phản ứng đối với vật thể di động và phản ứng lựa chọn.

Phản ứng đối với vật di động thường thấy trong các môn bóng và các môn đối kháng cá nhân. VD: Khi có bóng sút vào khung thành thì thủ môn phải: (1) nhìn thấy bóng; (2) đánh giá (đoán đón) hướng và tốc độ bay của bóng; (3) chọn động tác thích hợp để đón bóng; (4) thực hiện động tác. Trong trường hợp này thời gian tiềm phục của phản ứng gồm cả 4 thành phần thời gian kể trên. Thời gian phản ứng đối với vật di động thường kéo dài từ 0,25 đến 1 giây. Bằng thực nghiệm, người ta nhận thấy giai đoạn ghi nhận vật di động bằng mắt chiếm thời gian nhất. Như vậy, trong phản ứng đối với vật di động thì kỹ năng quan sát giữ vai trò cơ bản. Vì vậy cần đặc biệt chú ý kỹ năng này. Để phát triển khả năng quan sát, người ta sử dụng các bài tập phản ứng đối với vật di động. Yêu cầu tập luyện được gia tăng thông quan tăng tốc độ vật thể, tăng tính bất ngờ và rút ngắn cự ly. Trò chơi vận động với bóng nhỏ có tác dụng rất tốt trong rèn luyện sức nhanh phản ứng đối với vật di động.

Khi đã phát hiện được vật thể trước khi nó chuyển động thì thời gian phản ứng giảm đi rất nhiều, ở đây kỹ năng phán đoán hướng và tốc độ bay của bóng theo hành động của đối thủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Người ta hoàn thiện độ chính xác của phản ứng đối với vật thể di động song song với phát triển sức nhanh của nó. Nhưng trước tiên cần tiến hành 1 số buổi tập đặc biệt nhằm phát triển độ chính xác. Trong đó cần giải thích cho người tập phải thực hiện động tác sớm hơn một chút so với vật thể.

Phản ứng lựa chọn xảy ra khi cần chọn 1 trong số những động tác có thể để đáp lại sự thay đổi hành vi của đối phương hoặc sự biến đổi của tình huống. VD: VĐV đấu kiếm khi phòng thủ có thể lựa chọn 1 trong những động tác có thể sử dụng tuỳ theo động tác tấn cộng của đối phương. Tính phức tạp của phản ứng lựa chọn phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Trong các môn đối kháng cá nhân, tính phức tạp của phản ứng phụ thuộc hành vi đối phương. Trong rèn luyện phản ứng lựa chọn cần tuân thủ nguyên tắc từ đơn giản tới phức tạp. Số lượng biến đổi tình huống cũng phải tăng lên dần dần. VD: lúc đầu học cách phòng thủ đối với cú đấm

định trước, sau đó phản ứng lại 1 trong 2, rồi 1 trong 3 đòn tấn công có thể xảy ra, cuối cùng cho VĐV tập luyện trong tình huống thực tế.

1. Phương pháp giáo dục năng lực tốc độ.

- Tốc độ mà con người thực hiện trong các buổi tập không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: sức mạnh động lực, độ linh hoạt khớp, mức hoàn thiện kỹ thuật. Vi vậy rèn luyện sức nhanh động tác cần kết hợp với các tố chất thể lực khác. hoàn thiện kỹ thuật và tổ chức tác động chức năng đặc thù quy định tốc độ trong động tác.

- Khi tổ chức tác động để phát triển những chức năng chủ yếu quy định tốc độ người ta sử dụng bài tập tốc độ. Bài tập tốc độ là bài tập cho phép thực hiện với tốc độ tối đa, từ đó có thể biệt 2 xu hướng rèn luyện tốc độ

- Nâng cao tần số động tác.

- Hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tới nhân tố tốc độ tối đa.

a. Phương pháp rèn luyện sức nhanh tần số động tác:

- Phương tiện để giáo dục sức nhanh tần số động tác là các bài tập tốc độ, các bài tập này thoả mãn 3 yêu cầu sau:

(1) Kỹ thuật bài tập cho phép thực hiện với tốc độ giới hạn (tối đa)

(2) Kỹ thuật bài tập đã được tiếp thu tới mức kỹ xảo có như vậy toàn bộ nỗ lực ý trí mới tập chung vào tốc độ.

(3) Thời gian bài tập tương đôi ngăn (khoảng từ 20s đến 22s) để cho tốc độ không bị giảm sút ở cuối cự ly.

- Về nguyên tắc cần tạo điều kiện để phát huy tần số động tác tối đa cho nên các thành phần của LVĐ và quãng nghỉ trong các phương pháp giáo dục tốc độ đều hướng tới tần số tối đa.

Xu hướng chung hiện nay trong rèn luyện tốc độ là người tập luôn cố gắng vượt qua tốc độ cao nhất của bản thân trong mỗi buổi tập.

- Để giáo dục tốc độ người ta thường sử dụng phương pháp lặp lại nhưng cần chú ý các điểm sau:

+ Cường độ phải luôn duy trì ở mức tối đa trong mỗi lần thực hiện bải tập.

+ Thời gian bải tập (cự ly) phải được xác đính sao cho tốc độ không bị giảm sút ở cuối cự ly.

+ Số lần lặp lại được suy định theo khả năng duy trì tốc độ tối đa. + Quãng nghỉ phải đủ cho cơ thể hồi phụ tương đôi hoàn toàn.

- Thời gian quảng nghỉ được xác định trên cơ sở diễn biến hưng phấn thần kinh trung ương và tốc độ hồi phục các chức năng thực vật. Nếu chỉ căn cứ vào diễn biến hưng phấn thần kinh trung ương thì thời gian quảng nghỉ tương đối ngắn, có như vậy thì lần lặp lại sau mới được tiến hành trên nền thần kinh hưng phần và đó là điều kiện tốt nhất để phát huy tốc độ tối đa.

Song các bài tập có công suất cực đại gây nên nợ dưỡng khí khá lớn và để thanh toán nợ dưỡng cần phải có thời gian có khi tới hàng chục phút, như vậy quãng nghỉ phải đủ ngắn để hưng phấn thần kinh không kịp giảm nhiều. Mặt khác phải đủ dài để sao cho các chỉ số chức năng thực vật kịp hồi phục hoàn toàn. Để giải quyết mâu thuẫn đó cần phải tổ chức nghỉ ngơi tích cực.

Mục đích của nghỉ ngơi tích cực trong trường hợp này là duy trì hưng phấn của trung khu thần kinh vận động ở mức cần thiết. Vì vậy phương tiện tích cực là các bài tập có cường độ thấp nhưng đòi hỏi các nhóm cơ đã vận động phải tiếp tục vận động.

Mặc dù nghỉ ngơi hợp lý nhưng mệt mỏi vẫn xuất hiện tương đối nhanh trong các buổi tập tốc độ biểu hiện ra bên ngoài là giảm sút tốc độ. Khi quan sát thấy tốc độ giảm sút người ta phải kết thúc ngay buổi tập nếu không buổi tập sẽ chuyển hướng tác động.

Trạng thái hưng phấn hợp lý của hệ thần kinh Trung ương là điều kiện quan trọng để phát huy tốc độ. Trạng thái này tồn tại khi người tập không bị mệt mỏi do các hoạt động trước gây ra. Vì vậy trong mỗi buổi tập, bài tập tốc độ được xếp vào phần đầu của phần trọng động. Trong hệ thống nhiều buổi tập kế tiếp nhau, buổi tập tốc độ được bố trí vào ngày đầu hoặc ngày thứ 2 sau ngày nghỉ.

Ngoài phương pháp lặp lại, trong thực tiễn, người ta còn sử dụng rộng rãi phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu để rèn luyện tốc độ. thi đấu tạo ra cảm xúc mạnh mẽ. đó là tiền đề cho VĐV đạt tới những giới hạn tốc độ cao.

Phương pháp rèn luyện tốc độ chứa đựng mâu thuẫn nội tại. Một mặt, để phát triển tốc độ cần phải lặp lại nhiều lần động tác với tốc độ tối đa, mặt khác việc lặp lại nhiều lần đó sẽ tạo nên định hình động lực vững chắc và hậu quả là ổn định hoá động tác. không chỉ các đặc tính không gian mà các đặc tính thời gian, như tốc độ và tần số cũng bị ổn định, hiện thượng tốc độ bị dựng lại, không tiếp tục phát triển nữa được gọi là (hàng rào tốc độ).

* Phòng ngừa hàng rào tốc độ

- Đối với người mới tập không vội đi vào chuyên môn hoá hẹp mà phải huấn luyện thể lực toàn diện trước trong một số năm. Đặc biệt là phát triển sức mạnh, ngoài ra sử dụng các bải tập tốc với các hình thức và tình huống thay đổi, như các bài tập với các địa hình khác nhau bài tập với bóng, trò chơi vận động.

- Đối với VĐV cấp cao thường áp dụng phương pháp thay đổi tỷ lệ nội dung huấn luyện nghĩa là khối lượng các bài tập chuyên môn giảm đi, như các bài tập sức mạnh tốc độ chuẩn bị chung, chuẩn bị chuyên môn tăng lên.

* Biện pháp phá vỡ “hàng rào tốc độ”:

- Nguyễn tắc chung cho các biện pháp phá vỡ “hàng rào tốc độ” là điều kiện thuận lợi để nâng cao tốc độ tối đa, sử dụng các biện pháp như chạy xuống dốc, chạy theo người dẫn, chạy có lực kéo cơ học, ném các dụng cụ nặng hay nhẹ hơn

các dụng cụ tiêu chuẩn. Tuy nhiên không nên giảm nhẹ điều kiện một cách quá mức.

*Biện pháp dập tắt “hàng rào tốc độ”:

- Được xác định trên lý thuyết cho rằng khi ngừng tập luyện thì tốc độ dập tắt các đặc tính định hình động lực rất khác nhau. Đặc biệt đặc tính không gian sẽ bền vũng hơn so với đặc tính thời gian và nếu trong 1 số thời gian bài tập chính không được tập luyện thì “hàng rào tốc độ” có thể mất đi còn kỹ thuật động tác vẫn được bảo tồn. Trong thời gian tạm dừng tập tốc độ nhưng vẫn tổ chức tập sức mạnh tốc độ thì ta có thể hy vọng sự phát triển tốc độ sau này.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w