Những cuộc thi đấu chủ chốt: Mục đích tham gia những cuộc thi đấu quan

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 133 - 137)

trọng nhất này là giành thắng lợi hoặc vị trí cao hơn. Trong đó phải đạt được những thành tích cao nhất, phát huy hết sức để thể hiện những khả nằng về thể lực , kỹ thuật , chiến thuật , tâm lý.

Những cuộc thi đấu chuẩn bị và kiểm tra có vị trí to lớn trong quá trình huấn luyện. Cứ độ 1 - 2 tuần, VĐV có trình độ cao nên có 1 thi đấu như vậy. Còn những cuộc thi đấu dẫn dắt thì đặt ở phần thứ 2 của các thời kỳ chuẩn bị và thi đấu. Ở phần lớn các môn thể thao, những cuộc thi đấu tuyển chọn và chủ chốt chỉ có 2 - 3 lần trong 1 năm.

Vai trò, vị trí của các loại thi đấu phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn đào tạo nhiều năm. Những giai đoạn ban đầu chỉ có thi đấu chuẩn bị và kiểm tra, thường rất ít và thậm chí không có cả sự chuẩn bị chuyên môn cho các cuộc thi đấu đó, song trình độ của VĐV sẽ được nâng cao dần trong quá trình này. Vào những giai đoạn sau của quá trình đào tạo nhiều năm, số lần thi đấu tăng dần và có cả thi đấu tuyển chọn lẫn những trận thi đấu chủ chốt. Số lượng và vai trò của các cuộc thi đấu này tăng lên trong gia đoạn phát huy cao nhất những khả năng của VĐV.

Thí dụ trong 1 năm huấn luyện VĐV xe đạp có trình độ cao, số lần xuất phát thi đấu có thể đến 200 - 250. Có tháng có thể tới 40 lần. Còn đối với những VĐV

đua xe đạp cá nhân hoặc đồng đội thì số lần xuất phát khoảng từ 160 - 180, phân chia theo từng tháng khoảng từ 4 - 5 đến 25 - 30. Còn đối với VĐV xe đạp đường trường thì số ngày thi đấu khoảng 90 - 120 đối với nam, ở nữ 60 - 70 trong 1 năm (có tháng tới 20 lần, khối lượng tính theo cây số khoảng 3000 km). Chế độ tập luyện ở các môn vận động có chu kỳ khác cũng không kém phần căng thẳng. Ở VĐV bơi lội cấp cao, số lần thi đấu khoảng 25 - 30, có thể cách nhau từ 1 đến 3 - 5 ngày. Trong khoảng thời gian đó, VĐV có thể xuất phát khoảng 120 - 140 lần.

Thi đấu không chỉ là hình thức cơ bản để kiểm tra trình độ sẵn sàng của VĐV mà còn là nhân tố không thể thay thế được trong quá trình nâng cao tài nghệ thể thao. Những đặc điểm chuyên biệt của hoạt động này cho thấy đó là 1 nhân tố mạnh mẽ, huy động tiềm năng chức năng cơ thể VĐV, kích thích các phản ứng thích nghi, rèn luyện vững vàng về mặt tâm lý trong những tình huống thi đấu phức tạp. Dó đó, thật là ngạc nhiên khi người ta cố sử dụng những cuộc thi đấu khác nhau với tư cách là 1 trong những hình thức huấn luyện quan trọng nhất, đặc biệt trong quá trình đào tạo VĐV cấp cao thuộc giai đoạn hoàn thiện của quá trình huấn luyện nhiều năm.

Khi đạt kế hoạch thi đấu phải theo 1 số nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, thi đấu phải sao cho có mục tiêu và độ khó phù hợp với nhiệm vụ vàđặc điểm của việc đào tạo thể thao nhiều năm.

- Thứ 2 chỉ nên để để vđv tham gia thi đấu nếu bản thân họ về thể lực, kỹ -chiến thuật, tâm l ý có thể thực hiện được những nhiệm vụ đặt ra.

- Thứ 3, phải tính toán đến mối tương quan giữa huấn luyện và đào tạo sao cho quá trình đào tạo có thể phát huy được hết khả năng của VĐV trong những cuộc thi đấu tuyển chọn và chủ chốt.

Cuối cùng, chương trình thi đấu thành phần VĐV, đội tham gia phải đảm bảo có sự đua tranh gay go, sôi nổi cần thiết để động viên đầy đủ những tiềm năng chức năng của VĐV.

* PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM HLTT:

Huấn luyện thể thao là 1 quá trình giáo dục chuyên môn, chủ yếu bằng cách bài tập thể lực, nhằm hoàn thiện các phẩm chất năng lực, các mặt của trình độ thể lực nhằm đảm bảo cho vđv đạt thành tích cao nhất trong môn thể thao đã chọn hoặc 1 nội dung nào đó (như một cự ly chạy điền kinh). Trong quá trình huấn luyện thể thao cần phải thực hiện những nhiệm vụ chung và riêng nhằm làm cho VĐV khỏe mạnh, có đạo đức, tư tưởng, trí tuệ tốt, phát triển thể chất cân đối, nâng cao kỹ chiến thuật, đạt trình độ cao về các phẩm chất chuyên môn như thể lực, tâm lý, đạo đức, ý chí và cả những biến đổi nhất định về lý luận và phương pháp TDTT

Huấn luyện thể thao tạo nên sự thay đổi đa dạng trong cơ thể VĐV về hình thái, chức năng. Chính những thay đổi này quyết định trạng thái, trình độ tập luyện của VĐV, tác động đến quá trình cấu trúc lại cơ thể mang đặc trưng thích nghi sinh học, phản ánh qua những năng lực của các hệ thống và cơ thể chức năng khác nhau trong cơ thể.

Những bài tập không chuyên biệt tạo nên sự thay đổi về trình độ chung nhằm củng cố sức khoẻ, nâng cao trình độ phát triển các tố chất thể lực, những khả năng chức năng của tất cả các cơ quan và hệ thống trong cơ thể có liên quan đến những hình thức hoạt động cơ bắp khác nhau. Còn trình độ luyện tập chuyên môn là kết quà hoàn thiện của VĐV trong 1 hình thức vận động tập luyện cơ bắp cụ thể (môn chuyên sâu).

Theo nghĩa hẹp thì huấn luyện thể thao là sự chuẩn bị cho VĐV về các mặt thể lực, kỹ thuật thể thao, chiến thuật, trí tuệ, tâm lý và đạo đức dựa trên cơ sở chủ yếu bằng phương pháp bài tập. Khái niệm này thể hiện trong cách khái niệm huấn luyện sức nhanh, mạnh, bền, trình độ tập luyện.

Theo nghĩa rộng, thì huấn luyện thể thao là quá trình chuẩn bị cho VĐV 1 cách có kế hoạch và hệ thống để đạt thành tích thể thao cao nhất. Nó bao gồm tất cả những nét đặc trưng cơ bản của quá trình sư phạm (giảng dạy, giáo dục) và các biện pháp tự giáo dục của vđv nhằm mục đích nâng cao thành tích thể thao.

Huấn luyện thể thao là hình thức cơ bản trong đào tạo vđv vì huấn luyện thể thao thực chất là đào tạo VĐV thông qua hệ thống bài tập và thi đấu.

- Phương pháp bài tập là phương pháp đặc trưng của quá tình huấn luyện thể thao nữa.

Mặt khác, chỉ có thông qua quá trình huấn luyện thể thao mới có thể giải quyết tương đối trọn vẹn các nhiệm vụ đào tạo VĐV (nhiệm vụ giáo dục phẩm chất tâm lý cá nhân. Chuẩn bị thể lực, chuẩn bị kỹ thuật, chuẩn bị chiến thuật và chuẩn bị trí tuệ) chỉ có thông quan bài tập trong huấn luyện thể thao mới phát triển được thể lực, kỹ - chiến thuật và hình thành những phẩm chất ý chí cho VĐV.

Ngoài luyện tập và thi đấu trong huấn luyện thể thao hiện đại còn sử dụng hàng loạt nhân tố lam tăng cường hiệu quả huấn luyện, trong đó phải kể tới chế độ sống được tổ chức phù hợp với yêu cầu của hoạt động thể thao, dinh dưỡng đặc biệt , hồi phục sau tập luyện và thi đấu, giáo dục và tự giáo dục của VĐV.

- Chế độ sống được hiểu là trật tự xác định của các nội dung sinh hoạt trong ngày.Chế độ sống hợp lý sẽ tạo ra phản xạ có điều kiện góp phần nang cao sức khoẻ và khả năng làm việc. Xây dựng 1 chế độ làm việc khoa học phù hợp với nhịp sinh học của con người sẽ có lợi cho việc phát triển các tố chất vận động, chế độ sống thất thường sẽ hại tới sức khoẻ.

- Dinh dưỡng đặc biệt tập thể thao là loại hình lao động tương đối nặng nhọc, tiêu hao nhiều năng lượng. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể tái tạo năng lượng đã tiêu hao và cơ bắp phát triển, đồng thời tăng sức đề kháng, chống lại mệt mỏi. Vì vậy ăn uống đầy đủ là điều kiện tối thiểu của hoạt động thể thao.

- Dinh dưỡng phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Đầy đủ về số lượng và chất lượng.

+ Chế độ ăn uống phải đảm vảo yêu cầu vệ sinh chung đồng thời phù hợp với điều kiện tập luyện và thi đấu. Tuỳ thuộc các môn thể thao mà thành phần dinh dưỡng trong thức ăn có sự khác biệt.

+ Kết hợp hợp lý giữa thức ăn động vật và thực vật + Tăng cường vitamin và muốn khoáng.

+ Nhân tố hồi phục: Hiện nay hồi phục được coi là 1 nhân tố đặc biệt quan trọng của đào tạo VĐV.

+ Người ta chia phương tiện hồi phục thành 3 nhóm: Sư phạm học, y học, tâm lý, nhóm phương tiện hồi phục sư phạm bao gồm tổ chức hợp lý quá trình huấn luyện, sử dụng các động tác thả lỏng nghỉ ngơi tích cực giữa các lần tập, các bài tập thả lỏng nâng cao sau buổi tập.

Nhóm phương tiện y học gồm có những biện pháp tăng cường vitamin, dùng dược liệu, các loại nước uống, sử dụng các yếu tố vật lý (lý liệu pháp).

Hồi phục tâm lý: Tập luyên thể thao là hoạt động đặc biệt gây căng thẳng

tâm lý. Biện pháp quan trọng để hồi phục tâm lý là tổ chức sinh hoạt tươi vui lành mạnh, thư giãn phù hợp với tâm lý con người.

- Nhân tố giáo dục và tự giáo dục của VĐV: Nhân tố này hiện nay cần phải được coi trọng bởi vì nó tạo nên tính tự giác cho người tập, từ đó với sự tác động của người thầy, mục đích huấn luyện mới đạt được như mong muốn.

*KHÁI NIỆM TRẠNG THÁI SUNG SỨC THỂ THAO (TTSSTT).

Trạng thái sung sức thể thao là trạng thái sẵn sàng tối ưu của VĐV về mọi mặt (thể lực kỹ chiến thuật và tâm lý) trong mỗi chu kỳ huấn luyện để đạt được thành tích thể thao cao.

Trạng thái sung sức thể thao có được khi các mặt huấn luyện đạt kết quả cao nhất vào cùng 1 thời điểm và kết hợp với nhàu thành một thể hoàn chỉnh (thể lực, tâm lý, kỹ chiến thuật đều tốt).

TTSSTT chỉ có hoặc không (chứ không nói tới TTSSTT kém hoặc trung bình), trong mỗi chu kỳ huấn luyện và mỗi chu kỳ huấn luyện nó chỉ xuất hiện một hoặc vài lần. Duy trì TTSSTT là dậm chân tại chỗ vì duy trì TTSSTT trong thực tế là cực kỳ khó khăn đối với quy luật hoạt động của hệ thần kinh và dẫn tới tập luyện quá sức. Do vậy, ta phải phá bỏ TTSSTT cũ và xây dựng trạng thái mới.

Tất nhiên có thể nảy sinh câu hỏi là 1 trạng thái tối ưu của VĐV thì tại sao không duy trì thường xuyên được TTSSTT cho VĐV?

Bởi vì:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 133 - 137)

w