Một số điểm cần chú ý:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 94 - 97)

IV. Phương pháp sử dụng lời nói và trực quan trong GDTC 1 Phương pháp sử dụng lời nói:

4. Một số điểm cần chú ý:

- Chỉ biến dạng được động tác khi tập trung tập luyện nhiều lần trong các điều kiện khác nhau. Động tác phải được thực hiện với sự thay đổi các chi tiết về đặc thù động hoá động lực học và nhịp điệu của đ/tác trong các tình huống.

- Khi phức tạp hoá các điều kiện bên ngoài (điểm tựa) giảm sự hạn chế, thời tiết không thuận lợi.

- Khi trạng thái thể lực và tâm lý người tập thay đổi mệt mỏi sự chú ý bị phân tán, hồi hồi do các xúc cảm khác nhau.

- Khi nỗ lực thể chất tăng lên. VD: Sự phối hợp đ/tác đang học với các động tác khác được bắt đầu từ các liên hợp đơn giản hơn và từ việc nắm vững các thời điểm chuyển tiếp (các khâu tiếp theo). Sau đó việc phức tạp hoá và việc giảm nhẹ được luân phiên kết hợp theo các trình tự khác nhau (VD: Chạy trên cát, chạy trong điều kiện bình thường, chạy lên dốc. Trong giai đoạn này việc hoàn thiện kỹ thuật kết hợp hữu cơ với giáo dục tố chất vận động, nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa của động tác.

- Xây dựng lại động tác: thường phải xây dựng lại kỹ thuật động tác trong 2 trường hợp.

+ Động tác vừa tiếp thu được không hoàn toàn tương ứng với khả năng chức phận đang tăng lên của cơ thể.

+ Kỹ xảo được hình thành bị sai sót do dậy học sai lệch.

- Phương pháp xây dựng lại kỹ thuật: Tận dụng toàn bộ các phương pháp và thủ thuật dậy học. Cần chú ý đặc biệt tới 2 khuynh hướng phương pháp.

+ Giảm nhẹ điều kiện thực hiện động tác.

+ Gây tác động dẫn dắt đới với sự phát triển sức mạnh, sức nhanh và phối hợp vận động nhờ các bài tập lặp lại.

- Trong quá trình làm lại kỹ xảo thường thấy 1 số trạng thái chuyển tiếp. Lúc đầu động tác thực hiện theo cách cũ chiến ưu thế sau đó đến thời kỳ cân bằng, giữa sự biểu hiện kỹ xảo mới và kỹ xảo cũ và tiếp theo là kỹ xảo mới chiếm vị trí trội hơn nhưng chưa có nghĩa là kỹ xảo mới đã “chiến thắng” khi gặp điều kiện bên ngoài phức tạp hơn cũng như gặp khó khăn khách quan khác nhau (mệt mỏi, cảm xúc thay đổi…) thì kỹ xảo cũ có thể “thoát khỏi ức chế” xuất hiện trở lại, việc xoá bỏ sự giao thoa đó thướng không ngắn. (VD: Trong giảng dạy bơi lội).

* Các đặc điểm kiểm tra và đánh giá:

- Nếu như ở giai đoạn trước người ta chủ yếu đánh giá mức độ nắm vững cấu trúc động tác thì ở đây lại là mức hoàn chỉnh tất cả các mặt chất lượng động tác khi thực hiện trong thực tế, các chỉ số cơ bản dùng để đánh giá là:

(1) Mức độ tự động hoá đối với động tác so sánh chất lượng kỹ thuật động tác khi tập chung chú ý vào việc thực hiện động tác với khi không tập chung chú ý.

(2) Tính bền vững của kỹ xảo khi mệt mỏi: Sai lầm lặp lại hoặc số thời gian lặp lại động tác mà không có sai lệch kỹ thuật động tác.

(3) Tính bền vững của kỹ xảo khi cảm xúc thay đổi (so với chất lượng thực hiện động tác trong điều kiện học tập với trong quá trình thi đấu.

(4) Tính biến dạng của động tác: Đánh giá năng lực thực hiện động tác trong các điều kiện khác nhau cũng như đánh giá phạm vi biến dạng trong các giai đoạn chuẩn bị kết thúc.

(5) Tính hiệu quả của kỹ thuật động tác: có một số tiêu chuẩn đánh giá trực tiếp và gián tiếp hiệu quả của kỹ thuật.

- Theo kết quả bên ngoài đã định: phụ thuộc chủ yếu vào độ chinh xác của động tác (ném đúng, đá đúng).

- Tính hợp về mặt sinh cơ học (các đặc điểm về hình thái, cấu trúc cơ thể). - Theo sự tương ứng của kỹ thuật với các khả năng thể lực của người tập (kỹ thuật động tác cho phép phát huy sức lực đến đâu).

Tóm lại: Trên cơ sở nắm chắc mục đích, nhiệm vụ của 3 giai đoạn giảng dậy

động tác cấn tính toán đến các phương pháp dạy học đặc trưng và những điểm chú ý lớn tổ chức thành công mỗi buổi học động tác mới, hướng tới việc dùng nó làm phương tiện rèn luyện thể chất cho người tập và đạt thành tích cao trong thi đấu.

CHƯƠNG 7. GIÁO DỤC CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC.

⇒ Bên cạnh các yếu tố hiểu biết (đạo đức, ý trí, chiến thuật và kỹ thuật) thì thể lực là 1 trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của hoạt động con người trong đó có thể dục thể thao hơn nữa rèn luyện phát triển thể lực lại là 1 trong 2 đặc điểm cơ bản nổ bật của quá trình hiểu biết về bản chất, sự phân loại các quy luật và phương pháp rèn luyện chúng.

- Trong lý luận và phương pháp TDTT, tố chất thể lực hay tố chất vận động là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong hoạt động của con người và thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w