Cấu trúc buổi tập TDTT (giờ học TDTT chính khoá).

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 122 - 127)

II. Đặc điểm hình thức buổi tập chính khoá 1 Đặc điểm buổi tập chính khoá.

2. Cấu trúc buổi tập TDTT (giờ học TDTT chính khoá).

- Như trên đã trình bày, cấu trúc buổi tập TDTT bao giờ cũng gồm 3 phần: Chuẩn bị, cơ bản và kết thúc.

- Sự phân chia này giúp cho nhà sư phạm xây dựng được 1 cấu trúc giờ học khoa học hợp lý.

- Bản chất của việc xác định cấu trúc giờ học hợp lý là ở chỗ xác định trật tự giải quyết các nhiệm vụ đó trong thời gian phù hợp. Đó là 1 công việc thường xuyên của mỗi giáo viên.

(1) Phần chuẩn bị (10-12% số thời gian):

- Nhiệm vụ chính của phần này là tạo tâm thế, cảm xúc cần thiết cho học sinh bước vào giờ học (tâm thế và tâm lý và chức năng) cụ thể như sau:

+ Ngay vào đầu buổi học, giáo viên phải tiến hành các hoạt động tổ chức như: Chuẩn bị dụng cụ, sân bãi, nhắc lớp, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ của buổi học. Trong thời gian này đã có thể giải quyết 1 số nhiệm vụ buổi học giáo dục - giáo dưỡng như: Về đội hình đội ngũ, hình thành tư thế đúng, thực hiện chính xác khẩu lệnh.

+ Nhiệm vụ trọng tâm của phần chuẩn bị là khởi động cung và khởi động chức năng, thường sử dụng các bài tập dễ định lượng và không đòi hỏi nhiều thời gian, nội dung của phần khởi động phải tương ứng với hoạt động trong phần cơ bản của giờ học. Vì vậy phải căn cứ nội dung của phần cơ bản mà sử dụng các loại phương tiện phương pháp và hình thức tổ chức cho phù hợp.

(2) Phần cơ bản: (80 - 85% thời gian):

- Được giành để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp nhất của buổi học. Nó chiếm 80 - 85 % thời gian buổi tập tuỳ thuộc vào nội dung cụ thể của phần cơ bản mà có thể chia thành nhiều phần nhỏ như ôn động tác cũ, dạy động tác mới, phát triển tố chất thể lực.

+ Nếu buổi tập là dạy học động tác thì trình tự của các nhiệm vụ như sau: Làm quen, học sâu từng phần và hoàn thiện các động tác.

+ Nếu buổi tập nhằm giáo dục các tố chất thể lực thì thông thường thực hiện theo trình tự như sau: Tốc độ - Sức mạnh - Sức bền.

+ Nếu buổi tập là HLTT thi đấu thì phần này chủ yếu là tập các bài chuyên môn. VD: phần cơ bản của buổi tập cử tạ là sức mạnh và sức mạnh tốc độ.

- Trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn, con người phải giải quyết các nhiệm vụ vận động trong điều kiện khác nhau. Vì vậy trình tự các bài tập trong buổi tập không nên cứng nhắc mà phải linh động sao cho người học phát huy được năng lực thể chất cao trong những trạng thái cơ thể khác nhau.

- Để nâng cao trạng thái cảm xúc của người tập và tăng cường tác động tới cơ thể thì trong phần cơ bản ngoài sử dụng các bài tập định mức chặt chẽ, người ta còn sử dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu nhằm hoàn thiện kỹ thuật động tác và phát triển tố chất thể lực.

- Đây là phần giảm dần hoạt động thể lực để đưa người tập về trạng thái nghỉ ngơi để phục hồi. Để thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục người ta thường sử dụng các bài tập nhẹ nhàng như: Chạy nhẹ nhàng, đi bộ, trò chơi vận động, với LVĐ nhỏ là phương tiện chính của phần học này.

Nhưng trong phần này cũng phải giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng khác nhau như: Dạy khả năng giảm dần LVĐ, cách chuyển hướng vận động. Cuối cùng là giáo viên phải nhận xét kết quả buổi tập, giao bài tập về nhà, thu dọn dụng cụ và xuống lớp.

Câu 30: Công việc chuẩn bị cho giờ học của giáo viên:

Tổ chức tiến hành giờ học TDTT là một hoạt động phức tạp. Vì vậy, để đạt được chất lượng giờ học cao, người giáo viên cần chuẩn bị trước và chu đáo về các mặt: 1. Xác định nhiệm vụ giờ học.

2. Lập kế hoạch cụ thể cho giờ học (soạn giáo án). 3. Chuẩn bị trước trang bị vật chất cần thiết.

Các cộng việc chuẩn bị trên có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, mỗi việc đều đòi hỏi công nghệ riêng biệt. Như đã phân tích, nhiệm vụ giờ học phải vừa mức để có thể giải quyết ngay trong giờ học. Xác định nhiệm vụ giờ học có nghĩa là làm sáng tỏ vị trí của nó trong hệ thống các giờ học và hình dung được tương đối đủ kết quả giờ học. Muốn vậy, việc xác định nhiệm vụ giờ học phải căn cứ vào tiến trình biểu. Song, diễn biến thực tế của quá trình giảng dậy - giáo dục luôn đặt ra yêu cầu điều chỉnh kế hoạch. Vì vậy, mỗi lần xác định nhiệm vụ giờ học cần phân tích kết quả giờ học trước. Tính toán lượng thời gian còn lại cho các giờ học. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được tính kế thừa cần thiết của các giờ học.

Độ chuẩn xác của việc xác định nhiệm vụ giờ học và trật tự giải quyết chúng phụ thuộc cơ bản vào kinh nghiệm và năng lực sáng tạo của người giáo viên. Nhưng cũng không nên đánh giá quá cao kinh nghiệm cá nhân, bởi vì chỉ có nỗ lực tập thể mới nhận thức được sâu sắc và toàn diện quá trình giảng dậy - giáo dục. Do đó, khi xác định nhiệm vụ giờ học cần phải nghiên cứu các tài liệu phương pháp mới nhất. Kết quả nghiên cứu tài liệu hướng dấn phương pháp cho phép điều chỉnh nhiệm vụ và kế hoạch giải quyết chúng có cơ sở khoa học.

Nội dung tiếp theo của công việc chuẩn bị cho giờ học là soạn giáo án - lập kế hoạch cụ thể của giờ học. Lập kế hoạch cho giờ học được bắt đầu từ xác định trình tự giải quyết hợp lý các nhiệm vụ giờ học. Giảng dậy nội dung mới đòi hỏi học sinh tập chung chú ý cao độ và ở vào trạng thái hoạt động tối ưu, vì vậy nhiệm vụ này cần phải được giải quyết trong phần cơ bản của giờ học. Các nhiệm vụ tương đối đơn giản nên xếp vào phần chuẩn bị và phần kết thúc. Bước thứ 2 trong soạn giáo án là xác định nội dung phần cơ bản. Bước này bao gồm các công việc: Xác định trình tự thực hiện và lượng vận động của mỗi bài tập, định phương pháp giảng giải, chỉ dẫn người tập, xác lập sơ đồ tổ chức trong thực hiện bài tập. Tất cả những điều nêu trên đều được ghi vào giáo án.

Khi dự kiến bài tập cơ bản cần đồng thời lựa chọn các bài tập bổ trợ cho nó. Cuối cùng phải xác lập được tổ hợp bài tập theo trình tự hợp lý. Xây dựng xong phần cơ bản mới chuyển sang bước lập kế hoạch cho phần chuẩn bị và phần kết thúc của giờ học. Như vậy các phần phụ của giờ học chịu sự chi phối trực tiếp, phụ vụ cho phần cơ bản. Cũng như lập kế hoạch phần cơ bản, kế hoạch 2 phần phụ này cũng rất cụ thể về hình thức giải quyết nhiệm vụ, phương pháp tổ chức hoạt động người tập, sắp xếp vi trí và di chuyển đội hình trên sân tập.

Thao tác cuối cùng của soạn giáo án là đề ra nhiệm vụ về nhà cho học sinh. Trước giờ học, giáo viên phải chuẩn bị địa điểm và thực hiện thử các bài tập. Công việc chuẩn bị địa điểm tập

thường được giao cho học sinh, nhưng không vì thế mà giáo viên không kiểm tra. Thực tế cho thấy, đa số các trường hợp gián đoạn buổi tập hoặc chấn thương là do chuẩn bị địa điểm tập không chu đáo.

CHƯƠNG 9. HUẤN LUYỆN THỂ THAO - CÁC KHÁI NIÊM CƠ BẢN.

Từ huấn luyện thể thao cũng như những thuật ngữ khác không phải chỉ có 1 nghĩa, nhưng thông thường từ này dùng để chỉ1 quá trình thực hiện bài tập (động tác). Tuy vậy, có 2 khái niệm hết sức cơ bản, cần quan tâm là đào tạo vận động viên và huấn luyện thể thao. Chúng cần phải được làm sáng tỏ, vì 2 từ này có những chỗ trùng nhau, không phải là 1. Nói chung, từ đào tạo vận động viên hàm chứa 1 khối lượng rộng hơn cả về khối lượng lẫn nội dung.

* ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN:

Đào tạo vận động viên hiện đại là 1 hiện tượng nhiều nhân tố phức tạp, bao gồm những mục đích, nhiệm vụ, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo cho VĐV đạt thành tích thể thao cao nhất. Đồng thời đó cũng là quá trình đào tạo VĐV trong thực tế.

Như ai cũng biết, giữa các yếu tố tạo nên thành tích thể thao, chúng dễ dang phân thành 2 loại: 1 là các yếu tố bên trong (các khả năng và trạng thái thực tế sẵn sàng đạt thành tích nhất định của VĐV) và 2 là các yếu tố bên ngoài(phương tiện, phương pháp và điều kiện tác động có chủ đích đến sự phát triển VĐV và đảm bảo cho họ đạt trạng thái sẵn sàng.Có được các trạng thái đó, người ta đã sử dụng nhiều yếu tố liên quan đến các buổi tập thể thao (các phương tiện hồi phục sau tập luyện, dinh dưỡng chuyên dùng, chế độ sinhh hoạt phù hợp điều kiện tập luyện và thi đấu thể thao. Tất cả các yếu tố trên đã tạo thành quá trình đào tạo VĐV. Vậy đào tạo VĐV là 1 quá trình bao gồm nhiều mặt , sử dụng có mục đích tổng thế các nhân tố (phương tiện, phương pháp và điều kiện) cho phép tác động có chủ định tới sự phát triển VĐV và đảm bảo cho họ có trình độ sẵn sàng cần thiết để đạt thành tích thể thao.

Không xem xét đào tạo VĐV tách khỏi hệ thống của nó. Hệ thống này bao gồm các mặt sau:

- Tập luyện thể thao. - Thi đấu thể thao.

Trong trường hợp này chúng ta xem các cuộc thi đấu thể thao như là 1 trong những phương tiện đào tạo VĐV.Tuy nhiên, cần lưu ý thi đấu thể thao còn có những chức năng xã hội, hợp tác quốc tế và thẩm mỹ....

- Các nhân tố ngoài tập luyện và thi đấu nhằm tăng hiệu quả tập luyện và thi dấu hoặc đẩy nhanh quá trình hồi phục của VĐV sau lượng vận động

- Huấn luyện thể thao. Nó được xem như 1 thành phẩm cơ bản hoặc hình thức cơ bản (cách thực hiện) của đào tạo VĐV. Đặc trưng quan trọng nhất của huấn luyện thể thao có thể bao gồm các mặt sau:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 122 - 127)

w