Vai trò và ý nghĩa của kỹ năng kỹ xảo trong hoạt động TDTT:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 86 - 89)

IV. Phương pháp sử dụng lời nói và trực quan trong GDTC 1 Phương pháp sử dụng lời nói:

2. Vai trò và ý nghĩa của kỹ năng kỹ xảo trong hoạt động TDTT:

Các kĩ năng vận động có vai trò khác nhau trong quá trình GDTC.

- Đối với những động tác cần nắm vững tới mức kỹ xảo thì kỹ năng là những bậc thang để hình thành kỹ xảo.

- Đối với những động tác không cần nắm vững tới mức kỹ xảo thì kỹ năng đóng vai trò dẫn dắt. Các động tác này thường là các bài tập và thường phải chia ra thành các phần nhỏ (ví dụ như dùng để giáo dục tính khéo léo chẳng hạn).

* Các đặc điểm của kỹ xảo:

- Sự điều khiển tự động hoá đối với các động tác là một đặc điểm rất có giá trị và có ý nghĩa quyết định kỹ xảo vận động. Tự động hoá giúp rất nhiều cho việc thực hiện động tác. Bởi lẽ ý thức lúc đó được giải phóng, khỏi phải kiểm tra thường xuyên các chi tiết động tác. Do đó, đã giảm nhẹ hoạt động chức năng của các cơ chế cao cấp về điều khiển động tác và cho phép chuyển sự chú ý, tư duy tập trung vào kết quả và điều kiện hoạt động sáng tạo. Như vậy, tự động hoá sẽ mở rộng khả năng sử dụng các động tác đã có và nâng cao tính hiệu quả của chúng. Vì vậy, kỹ xảo vận động cũng rất cần thiết cả trong những môn bóng và các môn đối kháng cá nhân. Ở đây VĐV khó có thể đạt thành tích nếu họ không có vốn dự trữ các kỹ xảo vận động riêng lẻ, phong phú và nếu họ luôn phải tập trung suy nghĩ vào từng chi tiết trong hành vi chiến thuật của mình.

Sự điều khiển tự động hoá đối với động tác đã thành kỹ xảo không có nghĩa là không cần ý thức lúc đó. Khi được giải phóng khỏi phải kiểm tra việc thực hiện từng cử động riêng lẻ trong cả một động tác phức tạp, ý thức con người lúc này giữ vai trò phát động, kiểm tra và điều chỉnh. Con người luôn có ý thức trong việc thực hiện các động tác, ra lệnh cho mình phải thực hiện hành động vào thời điểm cần thiết tiến hành kiểm tra kết quả của hoạt động đó, và khi cần có thể tham gia có ý thức vào quá trình tự động hoá động tác biến dạng hoặc dừng thực hiện nó. Trong quá trình tập luyện để thành kỹ xảo, khi cần thiết vào các thời điểm quan trọng hơn cả, đều được sự kiểm tra từ trước của ý thức. VD: Người ném thường tập trung chú ý vào khâu ra sức cuối cùng. Như vậy, trong nhiều trường hợp, kỹ xảo không biểu hiện dưới dạng (đơn nhất) mà thường phối hợp với kỹ năng.

- Khi đã thành kỹ xảo thì tính liên tục của động tác biểu hiện ở tính nhẹ nhàng liên kết và nhịp điệu bền vững của động tác. Sự hình thành một kỹ xảo hoàn thiện có liên quan đến các chi giác chuyên môn về động tác và về môi trường xung quanh như cảm giác nước trong bơi lội, cảm giác bóng trong các môn bóng...

Tính bền vững của động tác khi đã thành kĩ xảo thì biểu hiện ở sự nâng cao khả năng duy trì hiệu quả của động tác trước những yếu tố bất lợi khác: Trạng thái tâm lý bất thường (hồi hộp, sợ hãi...), khả năng thể lực giảm sút (mệt mỏi, khó chịu...), điều kiện bên ngoài bất lợi (môi trường không gian thời tiết xấu...) và các

trở ngại khác như tác động chống lại của đối thủ trong các môn đối kháng cá nhân và các môn bóng.

- Tính bền vững của động tác cũng liên quan tới tính biến dang của nó. Có kĩ xảo hoàn thiện sẽ nâng cao khả năng vận động thích nghi với các điều kiện khác nhau và luôn thay đổi, nhưng vẫn giữ được cơ sở của nó. VD: VĐV thể dục có thể thực hiện động tác lên gập - duỗi khi nắm tay xà đơn hay xà kép bằng các cách khác nhau, VĐV chạy có thể biến dạng các yếu lĩnh kỹ thuật khi di chuyển tương ứng với địa hình tự nhiên. Tính biến dạng cho phép bắt đầu và kết thúc bài tập ở các tư thế khác nhau, do đó tạo khả năng hợp nhất động tác dã tiếp thu với động tác khác, như vậy tính biến dạng xác định tính ổn định của kết quả hoạt động.

Một kỹ xảo vận động vững chắc sẽ duy trì được trong nhiều năm. Ai cũng rõ, những người ngừng tập luyện TDTT từ lâu vẫn có thể thực hiện được những kỹ thuật của động tác thể thao.

Tính bền vững của kỹ xảo vận động chỉ có giá trị khi mà kỹ thuật động tác đúng, không phải sửa đổi cơ bản sau này. Việc “làm lại”, “sửa sai” những kỹ xảo đó rất khó khăn. Vì vậy cần phòng tránh nguy cơ biến thành kỹ xảo của những cách thức thực hiện không hợp lý, thậm trí còn làm động tác sai rõ rệt.

* Kỹ xảo có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của con người. Nếu như con người không có khả năng tạo thành kỹ xảo thì không thể phát triển được, sẽ bị ràng buộc bởi vô số khó khăn thực hiện những hoạt động mới và giành thắng lợi mới.

- Các kỹ xảo làm cơ sở cho các kỹ năng mới.

- Hoạt động vận động chỉ có thể đạt kết quả nếu dựa trên các kỹ xảo vững chắc.

- Kỹ xảo càng phong phú thì hoạt động càng toàn diện và có hiệu quả hơn. Trong thể thao, điều đó gắn với tài nghệ của VĐV.

- Các kỹ xảo thực dụng về chạy, bơi, nhảy, ném... là đặc biệt quan trọng trong cuộc sống. Những người dân bình thường, nhất là tuổi trẻ, rất cần có những cái đó.

Câu 25: Trình bày phương pháp tiến hành giai đoạn dạy học ban đầu, ứng dụng của nó trong môi trường thể thao chuyên sâu.

- Trước khi dạy 1 động tác nào đó chúng ta cần phải xem người tập đã sẵn sàng hay chưa, nếu chưa thì phải chuẩn bị sơ bộ. Chúng ta có thể phát hiện sự sẵn sàng đó bằng các bài tập kiểm tra (thử nghiệm), các bài tập chuẩn bị, đặc biệt là các bài tập dẫn dắt. Sự chuẩn bị đó thường biểu hiện qua 3 yếu tố:

* Mức độ phát triển các tố chất thực (sự sẵn sàng về thể lực).

* Kinh nghiệm vận động (kể cả sự sẵn sàng về phối hợp vận động). * Yếu tố tâm lý (sự sẵn sàng về tâm lý).

- Đặc tính chung về cấu trúc của quá trình dạy học động tác là muốn học thành kỹ xảo tương đối hoàn thiện thì phải trải qua 3 giai đoạn tiêu biểu khác nhau cả về nhiệm vụ sư phạm lẫn phương pháp giảng dạy:

+ Giai đoạn thứ 1: Là dạy học ban đầu về đặc điểm. Nó tương ứng với giai

đoạn thực hiện động tác ở mức chung còn thô thiển.

+ Giai đoạn 2: Thể hiện tiêu biểu sở sự dạy học sau và chi tiết hơn. Kết quả

là KNVĐ được chính xác hoá và 1 lần được chuyển thành kỹ xảo.

+ Giai đoạn 3: Bảo đảm củng cố và tiếp tục hoàn thiện động tác mà kết quả

là sự hình thành kỹ xảo vững chắc.

* Giai đoạn dạy học ban đầu:

- Mục đích của giai đoạn này là dạy học các nguyên lý kỹ thuật được hình thành kỹ năng thể hiện mà mặc dù còn dưới dạng thô thiển.

- Các nhiệm vụ để đạt được mục đích trên thường là:

+ Tạo khái niệm chung về động tác và tầm thế tốt để tiếp thu động tác đó. + Học từng lần từng giai đoạn yếu lĩnh của kỹ thuật động tác mà trước đây chưa biết.

+ Ngăn ngừa hoặc loại trừ những cử động không cần thiết và những sai lầm lớn trong kỹ thuật động tác.

* Phương pháp tiến hành:

a) Tạo khái niệm chung và tâm thế:

- Việc dạy học động tác thường được bắt đầu từ hình thành khái niệm chung về các cách thức thực hiện hợp lý động tác và hình thành tầm thế tốt để tiếp thu động tác.

- Trước hết thường sử dụng phương pháp lời nói và phương pháp làm mẫu động tác vì các phương pháp này đảm bảo nhận thức đúng về mục đích và nhiệm vụ cần học động tác kích thích hứng thú học động tác. Từ đó hình thành tâm thế vững chắc đối với việc tiếp thu kỹ thuật động tác đó. Nhưng trước khi miêu tả bằng lời nói cần thị phạm 1 lần chính xác hoàn toàn, làm chình xác, đẹp sẽ gây hứng thú ham muốn học động tác. Khi giải thích bằng lời nói về kỹ thuật động tác cần thống nhất với làm mẫu hay trình bày tài liệu trực quan. Nghệ thuật sư phạm ở đây chính

là ở chỗ tạo nên cho người tập sự liên tưởng giữa các nhiệm vụ vận động trước mắt với kinh nghiệm sẵn có của mình.

- Để giảm nhẹ cho những lần đầu tiên thực hiện 1 động tác phức tạp thì có thể đơn giản hoá bằng cách chia nhỏ ra nhiều lần hay tách các khâu riêng lẻ ra và sử dụng các động tác bổ trợ để gây cảm giác va sơ bộ đúng hướng, đồng thời có sự giúp sức từ bên ngoài.

- Những lần làm thử động tác đầu tiên có 1 ý nghĩa giáo dục quan trọng ngay cả khi không thành công. Ngay trong trường hợp này những lần làm đó cũng giúp cho người tập đánh giá khả năng của mình, còn đối với giáo viên thì giúp họ có những thông tin sát hơn về nội dung dạy học sắp tới và cho phép cá biệt hoá về phương pháp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w