Chuyên môn hoá (Đặc biệt là chuyên môn hoá sâu chuyên môn hoá TT):

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 58 - 60)

IV. Phương pháp sử dụng lời nói và trực quan trong GDTC 1 Phương pháp sử dụng lời nói:

b) Chuyên môn hoá (Đặc biệt là chuyên môn hoá sâu chuyên môn hoá TT):

TT):

- Nhằm hoàn thiện sâu hơn 1 môn thể thao đã được lựa chọn, không chỉ các phương pháp mà nội dung tập luyện cũng phải căn cứ vào năng khiếu và thiên hướng cá nhân, sự phù hợp giữa 2 xu hướng này sẽ tạo điều kiện để hoàn thiện thể chất đồng thời chuyên môn hoá sâu. Mối liên hệ gIữa hai xu hương này sẽ được thể hiện qua các giai đoạn khác nhau của sự phát triển theo lứa tuổi và ở các khâu tổ chức khác nhau của hệ thống GDTC. Đối sử cá biệt trong quá trình dạy học và giáo dục là cần thiết để giải quyết bất kỳ 1 nhiệm vụ riêng nào. Từ việc hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cho đến giáo dục các tố chất thể lực và phẩm chất ý trí. Vấn đề này được thể hiện ở sự phân tích các nhiệm vụ học tập, cách thực hiện các tiêu chuẩn và cách thức điều chỉnh các hình thức tập luyện cùng các thủ thuật tác động sư phạm phù hợp với từng người tập và phải dựa trên cơ sở chung của quá trình GDTC, không được đem việc đối đãi cá biệt đối lập với con đường chung của quá trình sư phạm. VD: Đối với chuyên sâu bơi lội.

- Bơi lội là môn thể thao hoạt động trong 1 môi trường đặc biệt - môi trường nước, vì thế nên bơi lội là môn thể thao đòi hỏi yêu cầu cao về thể lực cũng như kỹ thuật. Vì vậy vấn đề cá biệt hoá cũng được áp dụng theo 2 xu hướng. Chuẩn bị chung và chuyên môn hoá.

- Chuẩn bị thể lực chung chủ yếu được áp dụng cho sinh viên mới vào trường, mục đích là tạo nên thể lực chung rộng rãi và hình thành các kỹ thuật cơ bản, các kiểu bơi cho sinh viên.

- Chuyên môn hoá chủ yếu sử dụng cho sinh viên 2 năm sau nhằm hoàn thiện các kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển thể lực chuyên môn. Tuy nhiên có thể căn cứ vào đặc điển cá nhân và trình độ chuẩn bị thể lực của mỗi người (đã qua tập luyện hoặc có năng khiếu đặc biệt) mà ta có thể áp dụng kể cả sinh viên mới và trường trong quá trình GDTC, giáo viên sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên tập luyện để đạt kết quả cao.

Câu 17: Tại sao lại tổ chức quá trình GDTC thường xuyên liên tục? (Tính thường xuyên của các buổi tập và luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi - nguyên tắc hệ thống)

- Nguyên tắc này có liên quan lên tính thường xuyên trong tập luyện và hệ thống luân phiên LVĐ và nghỉ ngơi, cũng như tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện.

- GDTC là một quá trình Giáo dục nhiều năm là quá trình sử dụng các bài tập thể chất tác động vào bản thân con người làm biến đổi các năng lực hoạt động của con người vì vậy muốn quá trình GDTC đạt hiệu quả cao thì cần phải tập luyện thường xuyên liên tục. Liên tục ở đây có nghĩa là phải tổ chức giáo dục thể chất trong quá trình liên tục nhiều năm, trong mọi thời kỳ lứa tuổi và không có sự giãn đoạn đáng kể trong quá trình đó.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w