Phương pháp tập luyện trong quá trình học động tác:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 49 - 54)

Việc tiếp thu ban đầu các động tác có thể diễn ra theo hướng tiếp thu từng phần hoặc tiếp thu hoàn chỉnh (nguyễn vẹn) trong trường hợp tiếp thu hoàn chỉnh ngay từ các động tác được thực hiện theo cấu trúc nguyên vẹn của nó. Ngược lại nếu việc tiếp thu động tác thao su hướng chọn lọc thi động tác hoặc tổ hợp các động tác được phân chi thành các chi tiết, thành phần hoặc tiến hành nó 1 cách tuần tự và

cuối cùng ghép thành 1 động tác hoàn chỉnh,từ đó ta có thể phân chia các phương pháp dạy học thành 2 loại: Phương pháp phân chia và phương pháp nguyên vẹn.

* Phương pháp phân chia hợp nhất:

Phương pháp phân chia hợp nhất được sử dụng trong trường hợp đối với các động tác hoặc tổ hợp các động tác cần học có thể phân chia thành các thành phần tương đối độc lập mà (có thể) không ảnh hưởng đến cấu trúc động tác.

VD: Trong giảng dạy kỹ thuật bơi ếch người ta có thể phân chia thành các giai đoạn kỹ thuật động tác: Kỹ thuật chân, kỹ thuật tay, phối hợp tay chân hoàn thiện kỹ thuật.

* Phương pháp tập luyện nguyên vẹn:

Trong trường hợp phương pháp phân chia nhỏ động tác mà gây nên những thay đổi động tác về cấu trúc động tác thì người ta áp dụng phương pháp tập luyện nguyên vẹn nhưng thường dùng kết hợp và việc sử dụng các bài tập hỗ trợ, bài tập dẫn dắt.

VD: Trong kỹ thuật “uốn sóng thân” trong bơi bướm thường được sử dụng phương pháp tập luyện nguyên vẹn vì phân chia ra sẽ phá vỡ cấu trúc động tác và sử dụng các bài tập bổ trợ trên cạn như bài tập uốn sóng thân trên cạn.

2. Các phương pháp tập luyện định mức LVĐ và quãng nghỉ:

- Các phương pháp này nhằm hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động và các tố chất thể lực căn cứ vào mục đích sử dụng và tuỳ thuộc vào đặc điểm định hướng và biến thiên các thông số bên ngoài của LVĐ mà sử dụng cho phù hợp (phương pháp tập lặp lại ổn định và phương pháp tập biến đổi).

VD: Nếu mục đích buổi tập là dạy học động tác, hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động thì sử dụng LVĐ tương đối thấp và quảng nghỉ giữa để học sinh có thể tập trung chú ý nắm được kỹ thuật các động tác, còn mục đích của buổi tập là phát triển tố chất thể lực thì LVĐ của buổi tập sẽ cao, nhiều khi các chỉ số về cường động vận động đạt giá trị tối đa những bài tập có LVĐ như vậy sẽ có tác dụng rất lớn đối với cơ thể cũng như các tối chất thể lực.

a) Phương pháp tập lập lại ổn định theo chế độ LVĐ liên tục và thay đổi:

- Trong quá trình tập luyện lại ổn định, động tác được tập lại trong điều kiện có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc và các thông số bên ngoài của LVĐ (chạy lặp lại cự ly nào đó với tốc độ không đổi, nâng tạ cùng một trọng lượng nhiều lần), phương pháp này được sử dụng trong phát triển các tố chất thể lực nhưng nổi bật hơn cả là tố chất sức bền.

b) Phương pháp tập luyện ổn định liên tục:

- Đặc điểm của phương pháp này là không có sự thay đổi về cấu trúc động tác, về LVĐ và về các điều kiện để tiến hành tập luyện

- Phương pháp này được sử dụng trong giáo dục sức khoẻ. Một trong những phương pháp điển hình là phương pháp đồng đều chạy 5000m.

c) Phương pháp tập luyện ổn định ngắt quãng:

- Là phương pháp tập luyện lặp lại động tác với quãng nghỉ tương đối ổn định thời gian quãng nghỉ tuỳ thuộc vào mục đích tập luyện mà người ta có thể chọn quãng nghỉ đầy đủ quãng nghỉ ngắn, quãng nghỉ vượt mức.

d) Phương pháp tập luyện biến đổi theo chế độ LVĐ liên tục và ngắtquãng: quãng:

- Nét đặc trưng của phương pháp này là thay đổi có chủ đích các nhân tố gây tác động cơ bản trong tiến trình tập luyện tuỳ từng trường hợp mà thay đổi các thông số vận động (tốc độ, nhịp độ động tác). Thay đổi cách thực hiện động tác, thay đổi quãng nghỉ và các điều kiện tác động bên ngoài.

- Bản chất của vấn đề là thể hiện ở chỗ đặt ra những yêu cầu mới cao hơn để kích thích sự pt của các chức năng trong cơ thể đồng thời mở rộng tính linh hoạt kỹ xảo vận động và hoàn thiện kỹ xảo vận động.

e) Các phương pháp tập luyện biến đổi liên tục:

- Phương pháp này chủ yếu là áp dụng trong các bài tập có chu kỳ với phương pháp điển hình của nhóm phương pháp này là phương pháp biến đổi.

- Phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng.

- Đặc điểm tiêu biểu của phương pháp này là luân phiên có hệ thống giữa tập luyện và nghỉ ngơi. Trong đó có LVĐ và quãng nghỉ có thể biến thay đổi.

f) Phương pháp tập luyện tổng hợp:

- Trên thực tế các phương pháp tập luyện được kết hợp với nhau trong quá trình GDTC gọi là phương pháp tổng hợp.

Nói chung là có nhiều phương án kết hợp. Sau đây là một số vấn đề về phương pháp tập tổng hợp:

* Phương pháp tập luyện lặp lại, tăng tiến:

- Phương pháp này có đặc điểm lặp lại ổn định LVĐ trong mỗi lần tập nhưng lại tăng LVĐ đó ở mỗi lần sau VD: Trọng lượng tạ không thay đổi trong một tổ nhưng lại được tăng lên ở mỗi tổ hợp sau.

* Phương pháp tập luyện lặp lại với quãng nghỉ giảm dần:

- Phương pháp này có đặc điểm là LVĐ ổn định nhưng quãng nghỉ giảm dần nhờ phương pháp này mà sự biến đổi trong cơ thể diễn ra rất mạnh mẽ khi thực hiện bài tập.

(Lấy ví dụ phân tích chứng minh)

* Phương pháp tập luyện vòng tròn:

- Quá trình thực hiện bài tập theo thứ tự từng nhóm với những bài tập được lựa chọn và hợp nhất lại thành bài tập liên hợp, các bài tập được thực hiện theo từng trạm kế tiếp nhau. Có trạm được bố trí theo đường vòng tròn. Tại mỗi trạm người tập thực hiện một loạt các động tác hoặc những hành động nhất định, số lần

tập lại ở mỗi trạm được xác định theo đặc điểm của người tập thông thường số lần tập lại được thực hiện 1/2 hay 1/3 đến 2/3 số lần tập lại tối đa.

- Hình thức tập luyện vòng tròn giáo dục các tố chất thể lực, khi thực hiện phương pháp tập luyện vòng tròn thường sử dụng những bài tập có kỹ thuật đơn giản và người tập đã nắm vững kỹ thuật động tác trước đó.

- Phương pháp tập luyện vòng tròn có nhiều dạng khác nhau và các dạng cơ bản của phương pháp tập luyện vòng tròn là:

+ Tập luyện vòng tròn theo phương pháp tập kéo dài liên tục chủ yếu để sử dụng phát triển sức bền chung.

+ Tập luyện vòng tròn theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ ngắn được sử dụng chủ yếu để phát triển sức bền.

- Tập luyện vòng tròn theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ đầy đủ được sử dụng phát triển sức mạnh và tốc độ.

III. Phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu:

Mặc dù phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu không kém phần quan trọng.

1. Phương pháp trò chơi:

- Ý nghĩa của phương pháp trò chơi như một hiện tượng xã hội đa diện đã vượt ra ngoài phạm vi GDTC và giáo dục nói chung.

- Song một trong những chức năng chủ yếu của trò chơi là giáo dục. Từ xa xưa trò chơi đã là một trong những phương tiện, phương pháp cơ bản của giáo dục theo nghĩa riêng của nó.

- Khái niệm phương pháp trò chơi trong giáo dục của nó phản ánh các đặc điểm về phương pháp của trò chơi để phân biệt nó với phương pháp giáo dục khác. Phương pháp trò chơi không nhất thiết phải gắn với một trò chơi cụ thể nào đó, như bóng đá, bóng chuyền hoặc các trò vận động đơn giản. Về nguyên tắc phương pháp trò chơi có thể được sử dụng trong bất kỳ bài tập nào, tất nhiên chúng phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm của phương pháp trò chơi.

- Phương pháp trò chơi trong GDTC có những đặc điểm: * Tổ chức theo chủ đề:

- Hoạt động của những người chơi được tổ chức tương ứng với chủ để giả định hoặc có tính chất hình ảnh khả năng lập chương trình cho các động tác cũng như rất khó điều chỉnh độ lớn cũng như phương thức tác động của LVĐ.

- Do những đặc điểm riêng của mình

- Phương pháp trò chơi được sử dụng trong quá trình GDTC không hẳn để giảng dậy ban đầu 1 động tác nào đó hoặc để tác động có chọn lọc tới các khả năng riêng biệt mà chủ yếu nhằm hoàn thiện 1 cách tổng hợp hoạt động vận động trong điều kiện phức tạp.

- Phương pháp tổ chức rất có hiệu lực để giáo dục tinh thần tập thể, tính đồng chí, ý thức tổ chức kỷ luật và những phẩm chất đặc điểm khác, có hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động.

2. Phương pháp thi đấu:

- Thi đấu có ý nghĩa quan trọng như một phương thức tổ chức và kích thích hoạt động trong lĩnh vực khác nhau của đời sống như: Nghệ thuật, thể thao...

- Trong GDTC phương pháp thi đấu được sử dụng dưới hình thức tương đôi đơn giản và hình thức phát triển phức tạp

* Hình thức tương đối đơn giản:

- Thi đấu được coi là yếu tố phụ thuộc trong tổ chức chung của buổi tập, là phương pháp kích thích hứng thú và động viên tích cực trong việc thực hiện các bài tập riêng lẻ của buổi tập.

* Hình thức phát triển phức tạp:

- Thi đấu được sử dụng như một hình thức tương đối độc lập (thi đấu kiểm tra, các cuộc thi đấu thể thao chính thức).

* Đặc điểm của phương pháp thi đấu là:

a. Đặc điểm cơ bản của phương pháp thi đấu là so sánh sức lực trong điều kiện đua tranh thứ bậc dành vị trí vô địch hoặc để đạt kết quả cao nhất so với bản thân. Đây là đặc điểm chi phối các đặc điểm khác của phương pháp này.

Sự đua tranh giữa các cá nhân, giữa các tập thể diễn ra 1 cách gay gắt vì vậy nó đòi hỏi phát huy tính tập thể tính kỷ luật và sự nỗ lực ý chí cao.

b. Phương pháp thi đấu có đặc điểm chuẩn hoá đối tượng thi, quy tắc thi và phương pháp đánh giá thành tích, nhưng phương pháp thi đấu hạn chế sự điều chỉnh LVĐ.

c. Phương pháp thi đấu được sử dụng để giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau như: Phát triển tố chất thể lực củng cố hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động và năng lực thể hiện chúng trong những điều kiện phức tạp.

- Phương pháp thi đấu còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục các phẩm chất đạo đức, ý trí, tinh thần trách nhiệm, đồng thời do sự tranh đua trong thi đấu để hình thành nên những nét tính cách ích kỷ, háo danh, hiến thắng và “mắc bệnh ngôi sao” vì vậy phải có phương pháp giáo dục đúng đắn.

* Vai trò của phương pháp tổ chức và thi đấu trong môn thể thao chuyên sâu (phần này có thể đưa vào nếu còn thời gian hoặc hỏi đến):

- Trong tập luyện, trò chơi và thi đấu có vai trò quan trọng trong giáo dục tố chất thể lực hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động, giáo dục phong cách đạo đức, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật ý chí dũng cảm.

- Đối với phương pháp trò chơi thường được sử dụng để giáo dục các tố chất thể lực (nhanh, mạnh, bền, khéo léo) để thả lỏng hay nghỉ ngơi tích cực, giải trí khi thần kinh căng thẳng và mệt mỏi. Trò chơi thường được sử dụng trước phần cơ bản

hoặc sau phần cơ bản của buổi tập nếu cho học sinh chơi 1 trò chơi nào đó sẽ kích thích tinh thần học tập, tính hứng thú tạo trạng thái tâm lý thoải mái sau mỗi buổi tập.

- Đối với thi đấu trong điều kiện được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy và mức độ tiếp thu thành tích của học sinh cũng như sự phát triển của phong trào bơi lội có thể thi đấu giữa các VĐV cùng lớp hoặc giữa các lớp chuyên sâu với nhau. Từ đó động viên kịp thời thành tích đã đạt được, học hỏi, làm quen, đoàn kết giữa các VĐV hình thức học sinh tự giác tích cực trong tập luyện.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THI CAO học môn lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục THỂ CHẤT (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w