V- PHÒNG, CHỐNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TA
8. Phòng, tránh xâm nhập mặn
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng thiên tai như bão, lũ gây nguy cơ ngập lụt tại các vùng đất thấp ven biển; làm tăng tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng. Ở nhiều vùng ven biển xâm nhập mặn đã vào sâu tới 30 - 40km, ảnh hưởng đến hàng vạn hécta lúa, hoa màu gieo trồng, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, tác động xấu đến đời sống nông dân. Xâm nhập mặn đang là một vấn đề lớn đối với Việt Nam và có xu hướng trầm trọng hơn trong tương lai do mực nước biển dâng và nguồn nước từ thượng nguồn suy giảm. Để ứng phó, giảm thiểu tình trạng xâm nhập mặn, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn - mặn trên toàn quốc và ngay tại địa phương để có biện pháp phòng, chống hiệu quả.
- Nạo vét kênh mương, sửa chữa bờ bao, cống bọng, cống kiểm soát mặn.
7. Phòng, tránh hạn hán
Hạn hán có đặc điểm là hình thành chậm, thời gian ảnh hưởng kéo dài. Tại Việt Nam, hạn hán xảy ra ở các vùng với mức độ và thời gian khác nhau, gây ra những thiệt hại lớn đối với môi trường, sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
Mặc dù hạn hán là một hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn có thể giảm nhẹ những thiệt hại do hạn hán gây ra thông qua việc phòng, tránh một cách có hiệu quả như sau:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, nguồn nước; chủ động nạo vét kênh rạch, đào các hồ trữ nước ngọt để trữ nước vào mùa mưa, lũ để dùng trong mùa khô.
- Quản lý, thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước; triệt để chống thất thoát, sử dụng lãng phí nguồn nước, đặc biệt là lượng nước trữ ở các hồ chứa.
- Trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm nước cần được thực hiện trên cả ba phương diện: quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước trong đất và tuyển lựa các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn.
- Xây dựng mới những hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dòng chảy kiệt cho các hệ thống sông.
- Xây dựng mới, nâng cấp các công trình tưới tiêu và giành thế chủ động tưới tiêu trên phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp vừa là giải pháp trước mắt vừa là giải pháp lâu dài phòng, chống hạn hán.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng.
8. Phòng, tránh xâm nhập mặn
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng thiên tai như bão, lũ gây nguy cơ ngập lụt tại các vùng đất thấp ven biển; làm tăng tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng. Ở nhiều vùng ven biển xâm nhập mặn đã vào sâu tới 30 - 40km, ảnh hưởng đến hàng vạn hécta lúa, hoa màu gieo trồng, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, tác động xấu đến đời sống nông dân. Xâm nhập mặn đang là một vấn đề lớn đối với Việt Nam và có xu hướng trầm trọng hơn trong tương lai do mực nước biển dâng và nguồn nước từ thượng nguồn suy giảm. Để ứng phó, giảm thiểu tình trạng xâm nhập mặn, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn - mặn trên toàn quốc và ngay tại địa phương để có biện pháp phòng, chống hiệu quả.
- Nạo vét kênh mương, sửa chữa bờ bao, cống bọng, cống kiểm soát mặn.
- Theo dõi diễn biến mặn để có thể lấy nước tưới khi chưa có mặn.
- Ở những vùng đan xen lúa - tôm cần có kế hoạch đóng mở cống hợp lý, kiểm soát ranh mặn, có biện pháp kịp thời trong khống chế và ngăn chặn nước ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản.
- Những vùng sản xuất nhờ nước mưa thì chủ động sạ khô chờ mưa, theo dõi thời tiết để có lịch gieo sạ hợp lý, tránh sạ quá sớm gặp các đợt hạn kéo dài không có nước tưới.
- Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn dọc sông, xây dựng các cống ngăn mặn và lấy nước ngọt.
- Tổ chức quan trắc độ mặn, điều hành đóng mở cống lấy nước và vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước một cách hiệu quả để tăng khả năng cấp nước ngọt cho vùng mặn.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích nghi với nhiễm mặn, nhiễm phèn; bố trí thời vụ hợp lý với dự báo, cảnh báo để giảm lượng nước tưới mùa khô và thực thi tiết kiệm nước.
- Đa dạng hóa các mô hình thực tiễn nuôi các loài thủy sản có khả năng chịu mặn ở các vùng ven biển.
- Áp dụng kinh nghiệm, kiến thức bản địa trong ứng phó với nhiễm mặn, nhiễm phèn.
- Trồng, chăm sóc và phát triển rừng ngập mặn ở vùng ven biển, ven sông.