V- PHÒNG, CHỐNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TA
d) Các giải pháp phòng, tránh lâu dà
- Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương: + Điều tra, khảo sát, lập bản đồ khoanh vùng các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét.
nhanh chóng chuyển người còn sống sót tới nơi an toàn; dựng lều bạt, cứu trợ khẩn cấp các điều kiện thiết yếu cho đồng bào; động viên, thăm hỏi những người bị nạn, những gia đình bị mất tài sản, người thân.
+ Thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại thực tế để báo cáo, đề nghị cứu trợ khẩn cấp cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Trách nhiệm của người dân
+ Chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của chính quyền địa phương.
+ Những hộ gia đình có tên trong danh sách cần sơ tán phải chấp hành nghiêm lệnh sơ tán khẩn cấp.
+ Tham gia cứu hộ, cứu nạn.
c) Các hoạt động phục hồi sớm
- Trách nhiệm của chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn
+ Khôi phục mạng lưới thông tin liên lạc, báo cáo nhanh tình hình thiệt hại trên địa bàn và những yêu cầu cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp với cấp có thẩm quyền.
+ Phục hồi hệ thống giao thông, mở đường để các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp có thể tiếp cận sớm nhất với đồng bào vùng thiên tai.
+ Khẩn trương huy động cộng đồng vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước; nếu thấy xuất hiện
dịch bệnh phải tập trung lực lượng, phương tiện khoanh vùng, bao vây, dập dịch.
+ Huy động lực lượng bộ đội, công an, sinh viên, thanh niên tình nguyện xuống cơ sở giúp dân sửa chữa nhà cửa, trạm y tế, trường học, đường giao thông... để sớm khôi phục và ổn định cuộc sống bình thường cho nhân dân và việc học tập cho học sinh.
+ Thống kê thiệt hại, đối chiếu với quy định về chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để khôi phục sản xuất; lập tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ kịp thời cho nhân dân.
- Trách nhiệm của người dân
+ Chủ động sửa chữa nhà cửa, chuồng trại; vệ sinh nguồn nước; khai thông cống rãnh; phục hồi sản xuất.
+ Tham gia cùng cộng đồng khắc phục hậu quả do lũ gây ra đối với các công trình công ích của địa phương; làm vệ sinh môi trường.
+ Thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương.
d) Các giải pháp phòng, tránh lâu dài
- Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương: + Điều tra, khảo sát, lập bản đồ khoanh vùng các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét.
+ Quy hoạch lại dân cư, chủ động di dời dân sinh sống ở những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét đến nơi định cư mới an toàn hơn.
+ Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; thông báo cho người dân biết nguy cơ lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra để chủ động sơ tán.
+ Xây dựng đê, tường chắn lũ quét, hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ quét; khai thông các đường thoát lũ, phân dòng lũ; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các sông, suối.
+ Di dời, bố trí vị trí tái định cư cho các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất đá, vùng quy hoạch điều tiết của các hồ chứa...
+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức giúp cho mọi người dân nhận biết, nâng cao ý thức chủ động phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất.
+ Trách nhiệm của người dân
+ Không chặt phá rừng; tích cực trồng cây ở xung quanh nhà, ở những khu đất trống, đồi trọc. Duy trì và phát triển thảm thực vật ven sông, đặc biệt là những loài cây có rễ ăn sâu, bám chắc.
+ Không làm nhà gần khe suối, bờ sông, dưới chân núi cao hay sườn dốc.