IV- PHƯƠNG CHÂM, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TA
1. Xem Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16-11-2007 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm
phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
tính mạng cho các thành viên trong gia đình và sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi được huy động.
c) Phương tiện, vật tư tại chỗ
- Đối với các cấp chính quyền
Ngoài vật tư được Nhà nước hỗ trợ, chính quyền địa phương chủ động lên phương án chuẩn bị phương tiện, vật tư, vật dụng sẵn có tại địa phương để phục vụ cho công tác phòng chống, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra, bảo đảm yêu cầu ứng cứu nhanh, kịp thời và giảm nhẹ tới mức thấp nhất những hậu quả do thiên tai gây ra. Vận động nhân dân tự bỏ kinh phí mua vật tư neo, chằng, chống nhà cửa của gia đình; đóng góp vật tư (cọc, đất, bao tải) để tu sửa đê bao; cho mượn nhà làm điểm giữ trẻ; cho mượn phương tiện xuồng, ghe, bè, mảng để sơ tán dân...
- Đối với các hộ gia đình
Để phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, yêu cầu mỗi hộ gia đình phải chuẩn bị phương tiện cá nhân như xuồng, ghe, bè, mảng... để có thể tự cứu hộ và di dời; các thiết bị, nơi trú tránh, bảo đảm an toàn cho gia đình mình.
d) Hậu cần tại chỗ
- Đối với các cấp chính quyền
Chủ động chuẩn bị lương thực, thực phẩm, thuốc men để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu đói
khi thiên tai xảy ra. Nguyên tắc chung là phải bảo đảm an toàn cho những người bị thương, người già, phụ nữ có thai, trẻ em trước khi đưa lên tuyến trên; bảo đảm lương thực cho nhân dân trong lúc khẩn cấp trước khi có sự cứu trợ từ bên ngoài.
- Đối với các hộ gia đình
Từng hộ gia đình phải chuẩn bị đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước sạch, chất đốt bảo đảm đủ dùng cho gia đình mình càng dài càng tốt, ít nhất cũng phải bảo đảm trong khoảng thời gian thiên tai xảy ra (tối thiểu 7 ngày).
2. Phương châm, giải pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo vùng1 và giảm nhẹ thiên tai theo vùng1
a) Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
- Phương châm
“Thực hiện phòng, chống lũ triệt để; đồng thời chủ động phòng, chống bão, hạn hán, nước biển dâng...”.
- Giải pháp
+ Tăng cường khả năng chống lũ cho hệ thống đê sông, thực hiện đồng bộ các nội dung: lập quy
____________
1. Xem Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16-11-2007 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
hoạch phòng, chống lũ cho các hệ thống sông, rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống đê làm cơ sở cho công tác xây dựng, tu bổ, quản lý, bảo vệ đê điều, cải tạo và nâng cấp công trình dưới đê, xử lý những khu vực nền đê yếu, cứng hóa mặt đê kết hợp giao thông nông thôn.
+ Xây dựng mới các hồ chứa nước, lập quy trình vận hành các hồ chứa lớn đã xây dựng tham gia điều tiết cắt giảm lũ, điều tiết dòng chảy mùa kiệt để chống hạn và chống xâm nhập mặn; trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
+ Tăng cường khả năng thoát lũ của lòng sông, bao gồm giải phóng các vật cản ở bãi sông, lòng sông; nạo vét lòng dẫn và hoàn thiện các phương án phân lũ.
+ Đối với các tỉnh ven biển, thực hiện chương trình khôi phục và nâng cấp đê biển, trồng cây chắn sóng và trồng rừng phòng hộ ven biển. Trồng cỏ chống xói mòn thân đê, xây dựng công trình phòng, chống xói lở.