Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 69 - 71)

IV- PHƯƠNG CHÂM, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TA

c) Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Phương châm

“Sống chung với lũ, đảm bảo an toàn để phát triển bền vững; đồng thời chủ động phòng, tránh bão, dông, lốc, chống xâm nhập mặn, hạn hán”.

hoạch phòng, chống lũ cho các hệ thống sông, rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống đê làm cơ sở cho công tác xây dựng, tu bổ, quản lý, bảo vệ đê điều, cải tạo và nâng cấp công trình dưới đê, xử lý những khu vực nền đê yếu, cứng hóa mặt đê kết hợp giao thông nông thôn.

+ Xây dựng mới các hồ chứa nước, lập quy trình vận hành các hồ chứa lớn đã xây dựng tham gia điều tiết cắt giảm lũ, điều tiết dòng chảy mùa kiệt để chống hạn và chống xâm nhập mặn; trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

+ Tăng cường khả năng thoát lũ của lòng sông, bao gồm giải phóng các vật cản ở bãi sông, lòng sông; nạo vét lòng dẫn và hoàn thiện các phương án phân lũ.

+ Đối với các tỉnh ven biển, thực hiện chương trình khôi phục và nâng cấp đê biển, trồng cây chắn sóng và trồng rừng phòng hộ ven biển. Trồng cỏ chống xói mòn thân đê, xây dựng công trình phòng, chống xói lở.

b) Vùng duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và hải đảo Nam Bộ và hải đảo

- Phương châm

“Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển”. - Giải pháp

+ Quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch; quy hoạch, xây dựng công trình phòng,

chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng giao thông bảo đảm chống ngập và tiêu thoát lũ.

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai của vùng và tận dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi trên đất liền, trên biển để phát triển; chống sự xâm lấn của các cồn cát vào vùng đồng bằng; chống hoang mạc hóa.

+ Thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê điều, tận dụng và bảo tồn các cồn cát tự nhiên để ngăn sóng thần, ngăn nước biển, ngăn mặn; xây dựng các hồ chứa, tăng cường trồng rừng, triển khai các giải pháp tăng cường dòng chảy mùa kiệt và nước ngầm, tăng cường các công trình thủy lợi để chống hạn, chống úng; xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, nạo vét luồng lạch; xây dựng các khu neo đậu tàu, thuyền, nâng cấp và phát triển các trạm thông tin ven biển phục vụ cảnh báo bão, nước biển dâng và sóng thần.

+ Tăng cường nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống bồi lấp cửa sông, nạo vét lòng dẫn tăng cường khả năng thoát lũ, kết hợp giao thông thủy.

c) Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Phương châm

“Sống chung với lũ, đảm bảo an toàn để phát triển bền vững; đồng thời chủ động phòng, tránh bão, dông, lốc, chống xâm nhập mặn, hạn hán”.

- Giải pháp

+ Lập quy hoạch kiểm soát lũ, chủ động phòng tránh lũ, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng và các điều kiện tự nhiên thuận lợi trong vùng.

+ Giải pháp cụ thể về kiểm soát lũ và ngăn mặn bao gồm: xây dựng cụm tuyến dân cư, kết cấu hạ tầng vượt lũ, tăng cường khả năng thoát lũ của hệ thống kênh rạch, thực hiện các chương trình xây dựng đê biển, đê cửa sông, đê bao, bờ bao, các hồ điều hòa, các công trình ngăn mặn giữ ngọt.

+ Chủ động khai thác mặt lợi của lũ, nghiên cứu đầu tư khai thác tài nguyên môi trường nước nổi, tận dụng phù sa, thau chua, rửa mặn, phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy, du lịch sinh thái, các hoạt động văn hóa thể thao đặc thù của vùng thường xuyên ngập lũ.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong lưu vực sông Mê Kông để cùng khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước. Tiếp tục phối hợp với các nước vùng thượng lưu nghiên cứu các giải pháp phòng, chống lũ, duy trì dòng chảy mùa kiệt để ngăn mặn, giữ ngọt, các giải pháp đối phó với yếu tố nước biển dâng.

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)