Trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 113 - 117)

V- PHÒNG, CHỐNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TA

b) Trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình

Biện pháp phòng, chống rét cho người

- Theo dõi dự báo thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho bản thân, người già và trẻ nhỏ trong gia đình. Trong những ngày rét hại, khi ra ngoài trời cần phải chú ý giữ ấm; đối với những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời cần khoác thêm áo mưa để tránh gió; đối với người già thì tránh ra ngoài trời, ăn uống đúng giờ, đúng bữa, bảo đảm đủ chất dinh dưỡng.

- Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày rét để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

+ Giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc ấm, đi tất, đội mũ, giữ trẻ ở trong nhà, có thể giữ ấm thêm bằng cách sử dụng những túi chườm nóng. Tránh sưởi ấm bằng lò than hoặc bếp than ủ trong phòng kín

vì sẽ ngộ độc khí ôxít cácbon (CO), gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp phải đưa trẻ nhỏ ra ngoài khi trời lạnh giá thì cần chú ý giữ ấm mặt, cổ, ngực bằng cách đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm và có thể mặc thêm áo mưa cho trẻ.

+ Chú ý giữ vệ sinh cá nhân, cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; uống nước ấm để tránh viêm họng.

+ Thường xuyên vệ sinh mũi, họng; làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày.

+ Khi thấy trẻ có triệu chứng: sốt, ho, khó thở, đau ngực, nôn, đau đầu... cần đưa ngay tới cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự điều trị cho trẻ.

Biện pháp phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm

- Khi nhiệt độ xuống dưới 12oC, phải nhốt vật nuôi trong chuồng, không chăn thả tự do, đặc biệt không để trâu bò phải làm việc.

- Giữ khô nền chuồng, che chắn gió lùa, lót ấm bằng rơm, rạ, cỏ khô; làm áo khoác giữ ấm, tạo nguồn nhiệt sưởi ấm (đốt trấu, củi) cho gia súc, gia cầm, chú trọng chăm sóc cho bê, nghé.

- Cung cấp thức ăn tại chuồng, không để gia súc, gia cầm bị đói; ngoài thức ăn thô, xanh cần tăng thức ăn tinh (cám, cháo...), muối, khoáng...; cho gia súc, gia cầm ăn nhiều bữa trong ngày,

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn gia súc, đề phòng dịch bệnh xảy ra, có biện pháp xử lý kịp thời khi phát sinh ổ bệnh dịch.

- Hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn do gia súc bị chết.

- Tổ chức vận động quyên góp phông bạt, bao bì... để hỗ trợ bà con chống rét cho gia súc, gia cầm. Huy động lực lượng thanh niên tham gia các đội tình nguyện giúp dân xây chuồng trại, nhà nhân ái, các công trình công cộng.

b) Trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình

Biện pháp phòng, chống rét cho người

- Theo dõi dự báo thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho bản thân, người già và trẻ nhỏ trong gia đình. Trong những ngày rét hại, khi ra ngoài trời cần phải chú ý giữ ấm; đối với những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời cần khoác thêm áo mưa để tránh gió; đối với người già thì tránh ra ngoài trời, ăn uống đúng giờ, đúng bữa, bảo đảm đủ chất dinh dưỡng.

- Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày rét để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

+ Giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc ấm, đi tất, đội mũ, giữ trẻ ở trong nhà, có thể giữ ấm thêm bằng cách sử dụng những túi chườm nóng. Tránh sưởi ấm bằng lò than hoặc bếp than ủ trong phòng kín

vì sẽ ngộ độc khí ôxít cácbon (CO), gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp phải đưa trẻ nhỏ ra ngoài khi trời lạnh giá thì cần chú ý giữ ấm mặt, cổ, ngực bằng cách đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm và có thể mặc thêm áo mưa cho trẻ.

+ Chú ý giữ vệ sinh cá nhân, cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; uống nước ấm để tránh viêm họng.

+ Thường xuyên vệ sinh mũi, họng; làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày.

+ Khi thấy trẻ có triệu chứng: sốt, ho, khó thở, đau ngực, nôn, đau đầu... cần đưa ngay tới cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự điều trị cho trẻ.

Biện pháp phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm

- Khi nhiệt độ xuống dưới 12oC, phải nhốt vật nuôi trong chuồng, không chăn thả tự do, đặc biệt không để trâu bò phải làm việc.

- Giữ khô nền chuồng, che chắn gió lùa, lót ấm bằng rơm, rạ, cỏ khô; làm áo khoác giữ ấm, tạo nguồn nhiệt sưởi ấm (đốt trấu, củi) cho gia súc, gia cầm, chú trọng chăm sóc cho bê, nghé.

- Cung cấp thức ăn tại chuồng, không để gia súc, gia cầm bị đói; ngoài thức ăn thô, xanh cần tăng thức ăn tinh (cám, cháo...), muối, khoáng...; cho gia súc, gia cầm ăn nhiều bữa trong ngày,

uống nước ấm hòa muối với lượng 5 gram muối/100kg thể trọng/ngày để có sức chịu đựng qua đợt rét.

- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý tốt chất thải chăn nuôi. Tiêm phòng vắcxin cho đàn vật nuôi, đặc biệt là vắcxin phòng bệnh newcastle, viêm phổi truyền nhiễm, gumboro, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tai xanh...; thực hiện các biện pháp phòng dịch cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

- Tích cực chủ động thu giữ rơm, rạ và các loại lá cây rừng để dự trữ thức ăn xanh cho gia súc trong những ngày giá rét. Có thể trồng ngô ở mật độ dày, sau đó tỉa thưa làm thức ăn cho đàn gia súc.

Biện pháp phòng, chống rét cho thủy sản nuôi

- Chú trọng chống rét cho các đối tượng thủy sản có nguồn gốc nhiệt đới, chịu rét kém như tôm thẻ chân trắng, các loài cá biển (cá song, cá vược, cá chim vây vàng...), cá nước ngọt và nước lợ (cá rô phi, cá chim trắng, cá tra, cá basa, tôm càng xanh, cá bống tượng...).

- Bảo đảm chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của đối tượng nuôi, chẳng hạn: độ đạm tối thiểu bảo đảm trên 30%, bổ sung thêm vitamin C với lượng 3-5 gram/kg thức ăn để tăng sức đề kháng. Điều chỉnh khẩu phần ăn tùy theo nhiệt độ môi trường nước. Khi nhiệt độ thấp hơn 15oC phải dừng cho ăn.

- Luôn giữ mực nước trong ao nuôi trên 1,5m. Thả bèo tây 2/3 diện tích mặt ao.

Biện pháp phòng, chống rét cho mạ xuân, rau màu

- Đối với mạ xuân: Thực hiện các biện pháp che phủ nilon (sáng màu), bón phân chuồng hoai và tro bếp để giữ ấm cho diện tích mạ đã gieo cấy; thường xuyên giữ mực nước nhất định ở những diện tích lúa đã cấy. Tuyệt đối không gieo mạ và cấy lúa vào những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC.

- Đối với rau màu: Bón bổ sung thêm phân kali, phân lân, giảm bón đạm để cây khỏe mạnh, tăng cường khả năng chống rét; những ngày có sương muối giá buốt cần tưới nước trên mặt lá làm tan sương để tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng. Đối với lạc, đậu tương, ớt, ngô xuân... chú ý không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ thấp dưới 15oC kéo dài, cho dù thời vụ đã đến. Các loại cây rau như: hành hoa, ớt, các loại cây họ cà (cà chua, khoai tây), rau họ cải (bắp cải, su hào, su lơ...) và các loại rau khác cần tưới đủ ẩm theo nhu cầu dinh dưỡng của từng cây trong những ngày rét đậm. Tỉa thưa hợp lý cành, nhánh (nhất là đối với cây cà chua), làm bộ tán thông thoáng, hạn chế sâu, bệnh hại. Thụ phấn nhân tạo, thụ phấn bổ sung cho các loại rau ăn quả (cà chua).

uống nước ấm hòa muối với lượng 5 gram muối/100kg thể trọng/ngày để có sức chịu đựng qua đợt rét.

- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý tốt chất thải chăn nuôi. Tiêm phòng vắcxin cho đàn vật nuôi, đặc biệt là vắcxin phòng bệnh newcastle, viêm phổi truyền nhiễm, gumboro, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tai xanh...; thực hiện các biện pháp phòng dịch cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

- Tích cực chủ động thu giữ rơm, rạ và các loại lá cây rừng để dự trữ thức ăn xanh cho gia súc trong những ngày giá rét. Có thể trồng ngô ở mật độ dày, sau đó tỉa thưa làm thức ăn cho đàn gia súc.

Biện pháp phòng, chống rét cho thủy sản nuôi

- Chú trọng chống rét cho các đối tượng thủy sản có nguồn gốc nhiệt đới, chịu rét kém như tôm thẻ chân trắng, các loài cá biển (cá song, cá vược, cá chim vây vàng...), cá nước ngọt và nước lợ (cá rô phi, cá chim trắng, cá tra, cá basa, tôm càng xanh, cá bống tượng...).

- Bảo đảm chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của đối tượng nuôi, chẳng hạn: độ đạm tối thiểu bảo đảm trên 30%, bổ sung thêm vitamin C với lượng 3-5 gram/kg thức ăn để tăng sức đề kháng. Điều chỉnh khẩu phần ăn tùy theo nhiệt độ môi trường nước. Khi nhiệt độ thấp hơn 15oC phải dừng cho ăn.

- Luôn giữ mực nước trong ao nuôi trên 1,5m. Thả bèo tây 2/3 diện tích mặt ao.

Biện pháp phòng, chống rét cho mạ xuân, rau màu

- Đối với mạ xuân: Thực hiện các biện pháp che phủ nilon (sáng màu), bón phân chuồng hoai và tro bếp để giữ ấm cho diện tích mạ đã gieo cấy; thường xuyên giữ mực nước nhất định ở những diện tích lúa đã cấy. Tuyệt đối không gieo mạ và cấy lúa vào những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC.

- Đối với rau màu: Bón bổ sung thêm phân kali, phân lân, giảm bón đạm để cây khỏe mạnh, tăng cường khả năng chống rét; những ngày có sương muối giá buốt cần tưới nước trên mặt lá làm tan sương để tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng. Đối với lạc, đậu tương, ớt, ngô xuân... chú ý không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ thấp dưới 15oC kéo dài, cho dù thời vụ đã đến. Các loại cây rau như: hành hoa, ớt, các loại cây họ cà (cà chua, khoai tây), rau họ cải (bắp cải, su hào, su lơ...) và các loại rau khác cần tưới đủ ẩm theo nhu cầu dinh dưỡng của từng cây trong những ngày rét đậm. Tỉa thưa hợp lý cành, nhánh (nhất là đối với cây cà chua), làm bộ tán thông thoáng, hạn chế sâu, bệnh hại. Thụ phấn nhân tạo, thụ phấn bổ sung cho các loại rau ăn quả (cà chua).

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)