Các hoạt động chuẩn bị phòng, tránh

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 99 - 101)

V- PHÒNG, CHỐNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TA

a) Các hoạt động chuẩn bị phòng, tránh

- Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương + Trước mùa mưa lũ hằng năm, tiến hành điều tra, rà soát, phát hiện, phân loại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

+ Xây dựng phương án chủ động phòng, tránh, ứng phó đối với những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất theo phương châm “Bốn tại chỗ”.

+ Chuẩn bị phương án sơ tán dân theo các bước: Lập danh sách các đối tượng thuộc diện phải sơ tán trong vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất (chú ý các đối tượng: người già, phụ nữ có thai, trẻ em, người tàn tật); xác định địa điểm sơ tán (đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chỗ ở, nước sạch, nhà vệ sinh, điện, dầu đèn; dịch vụ y tế; vệ sinh môi trường; lương thực, thực phẩm); phương tiện vận chuyển để hỗ trợ cho dân sơ tán kịp thời.

+ Các lực lượng được phân công nhiệm vụ chuyển dân đi sơ tán hoặc cứu hộ, cứu nạn khi lũ quét, sạt lở đất xảy ra phải nắm chắc: phương án ứng phó; địa hình, mạng lưới giao thông, hệ thống

 Huy động lực lượng bộ đội, công an, sinh viên, thanh niên tình nguyện xuống cơ sở giúp dân sửa chữa nhà cửa, trạm y tế, trường học, đường giao thông... để sớm khôi phục và ổn định cuộc sống bình thường cho nhân dân và việc học tập cho học sinh.

 Thống kê thiệt hại, đề nghị hỗ trợ phục hồi sớm sản xuất, ổn định đời sống cho nhân dân.

+ Trách nhiệm của người dân

 Sửa chữa, vệ sinh nhà cửa, giếng nước, sân vườn, chuồng trại chăn nuôi; sửa chữa, khai thông cống rãnh xung quanh nhà; chôn xác gia súc, gia cầm bị chết; rắc vôi hoặc phun thuốc khử trùng nơi gia súc, gia cầm chết và nơi chôn gia súc, gia cầm để xử lý mầm bệnh.

 Kiểm tra, thống kê mức độ thiệt hại về tài sản, hoa màu, vật nuôi để có hướng khắc phục; đồng thời báo cáo đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương; sửa chữa thiết bị, nông cụ để phục hồi sản xuất.

 Tham gia dọn vệ sinh môi trường, sửa chữa đường sá theo yêu cầu của địa phương.

 Tiếp tục theo dõi các bản tin cảnh báo, dự báo để nắm tình hình lũ xuống hoặc đề phòng xuất hiện các trận lũ tiếp theo.

3. Phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất

Lũ quét thường phát sinh bất ngờ, xảy ra trong

phạm vi hẹp nhưng rất khốc liệt và thường gây ra những tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản. Lũ quét hiện nay chưa dự báo được. Để giảm nhẹ rủi ro do lũ quét, sạt lở đất cần thực hiện tốt phương châm: Chủ động phòng, tránh.

a) Các hoạt động chuẩn bị phòng, tránh

- Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương + Trước mùa mưa lũ hằng năm, tiến hành điều tra, rà soát, phát hiện, phân loại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

+ Xây dựng phương án chủ động phòng, tránh, ứng phó đối với những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất theo phương châm “Bốn tại chỗ”.

+ Chuẩn bị phương án sơ tán dân theo các bước: Lập danh sách các đối tượng thuộc diện phải sơ tán trong vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất (chú ý các đối tượng: người già, phụ nữ có thai, trẻ em, người tàn tật); xác định địa điểm sơ tán (đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chỗ ở, nước sạch, nhà vệ sinh, điện, dầu đèn; dịch vụ y tế; vệ sinh môi trường; lương thực, thực phẩm); phương tiện vận chuyển để hỗ trợ cho dân sơ tán kịp thời.

+ Các lực lượng được phân công nhiệm vụ chuyển dân đi sơ tán hoặc cứu hộ, cứu nạn khi lũ quét, sạt lở đất xảy ra phải nắm chắc: phương án ứng phó; địa hình, mạng lưới giao thông, hệ thống

thông tin liên lạc với khu vực bên ngoài; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, hậu cần; phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng tại chỗ của địa phương; theo dõi sát diễn biến thời tiết, tin cảnh báo của cơ quan khí tượng thủy văn, công điện của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão trung ương và của địa phương. Khi thấy dấu hiệu về khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất trong địa bàn được phân công phải chủ động tập kết lực lượng, thiết bị, vật tư đến địa điểm đã xác định và luôn sẵn sàng thực thi nhiệm vụ khi có lệnh của cấp trên.

+ Những vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất cần tổ chức diễn tập sơ tán khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn; kịch bản diễn tập, lực lượng tham gia diễn tập, thời gian và địa điểm diễn tập theo hướng dẫn của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm, cứu nạn cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân các cấp phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm phòng tránh lũ quét, sạt lở đất bằng những hình thức thích hợp trên các phương tiện thông tin để cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa hiểu rõ, chủ động phòng tránh và tự giác chấp hành lệnh sơ tán khi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

- Trách nhiệm của người dân

+ Theo dõi thông tin mưa, lũ và sự chỉ đạo của chính quyền qua đài phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền thanh xã, phường.

+ Chủ động thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

+ Chủ động sơ tán ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, vùng bãi sông.

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)