Đối với các hoạt động kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 25 - 27)

IV- TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN TA

a) Đối với các hoạt động kinh tế xã hộ

Thiên tai ở Việt Nam là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế và sự phát triển bền vững, làm gia tăng đói nghèo; là trở lực lớn trong quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển “Thiên niên kỷ”... Việt Nam có tới hơn 80% dân số có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai.

Thiên tai xảy ra đã làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. Theo số liệu của Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mỗi năm tại Việt Nam, thiên tai cướp đi sinh mạng của khoảng 400 người, làm hàng ngàn người bị thương, giá trị thiệt hại về tài

2. Phân vùng thiên tai

Các vùng Các loại thiên tai

Vùng núi phía Bắc Lũ quét, sạt lở đất, bão, lốc, mưa đá, rét hại, sương muối Vùng đồng bằng sông

Hồng

Bão, lũ lụt theo mùa mưa bão, sạt lở đất, bồi lắng, rét hại Các tỉnh miền Trung Bão, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét,

hạn hán, xâm nhập mặn Tây Nguyên Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, lốc Vùng đồng bằng sông

Cửu Long

Lũ lụt, bão, lốc, sạt lở đất, nhiễm mặn, hạn hán

IV- TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN TAI

1. Hậu quả của thiên tai

Thiên tai luôn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với con người. Thiên tai là nguyên nhân gây nên tình trạng nghèo đói, thất nghiệp, làm giảm tăng trưởng kinh tế và gây nên những bất ổn xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là đối với những nước nghèo. Sự tàn phá của thiên tai càng khủng khiếp khi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu có xu hướng diễn ra với tốc độ nhanh hơn trong vài thập kỷ qua. Các hiện tượng khí hậu cực đoan đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Hầu hết giá cả thực phẩm

đều tăng do sản lượng giảm sút, cung cấp không đủ, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Dưới tác động của thiên tai, môi trường bị suy thoái, hoàn cảnh sống của con người bị thay đổi, làm gia tăng nhiều bệnh, dịch.

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. Trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản; tác động xấu đến môi trường và quốc phòng - an ninh.

a) Đối với các hoạt động kinh tế - xã hội

Thiên tai ở Việt Nam là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế và sự phát triển bền vững, làm gia tăng đói nghèo; là trở lực lớn trong quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển “Thiên niên kỷ”... Việt Nam có tới hơn 80% dân số có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai.

Thiên tai xảy ra đã làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. Theo số liệu của Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mỗi năm tại Việt Nam, thiên tai cướp đi sinh mạng của khoảng 400 người, làm hàng ngàn người bị thương, giá trị thiệt hại về tài

sản ước tính khoảng 1,2 - 1,5% GDP/năm. Thiên tai đã tác động xấu tới hầu hết các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành nông - lâm nghiệp. Tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, làm tăng nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất thấp, điển hình như đồng bằng sông Cửu Long; tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại... trên diện rộng gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi và trồng trọt, làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu hại, dịch bệnh...

Ngoài những thiệt hại về kinh tế và sinh mạng con người, sự thay đổi của môi trường sau thiên tai cũng làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não và các bệnh khác. Môi trường bị ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh đang là vấn đề lớn mà Việt Nam thường xuyên phải đối mặt.

Thiên tai làm gia tăng sự phân hóa mức sống của dân cư, làm cản trở và làm chậm quá trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở những vùng thường xuyên phải đối mặt với thiên tai. Trung bình mỗi năm có hàng triệu lượt người cần cứu trợ do bị thiên tai. Nhiều người trong số họ vừa mới thoát khỏi nghèo đói thì lại bị tái nghèo bởi thiên tai.

Thiên tai ảnh hưởng đến phát triển giáo dục, phá hoại kết cấu hạ tầng giáo dục, gián đoạn thời gian đến trường của học sinh, đặc biệt là ở những khu vực miền núi và đồng bằng sông Cửu Long.

Thiên tai còn gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương như: người già, người sức khỏe yếu, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em.

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)