Hoạt động khắc phục hậu quả

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 109 - 111)

V- PHÒNG, CHỐNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TA

b) Hoạt động khắc phục hậu quả

Sau khi xảy ra dông gió, lốc xoáy cần khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị tại địa bàn để nhanh chóng xử lý sự cố,

hiện khẩn cấp các động tác hô hấp, trợ tim nhân tạo nếu tim nạn nhân ngừng đập. Đặc biệt cẩn thận khi di dời những nạn nhân nghi ngờ bị gãy cột sống. Tìm cách nhanh nhất để đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất để điều trị.

5. Phòng, tránh lốc xoáy

Lốc xoáy là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm, gây nên những thiệt hại rất lớn về người và kết cấu hạ tầng. Lốc xoáy phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh, siêu mạnh, ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy.

a) Biện pháp phòng ngừa/chuẩn bị và ứng phó ứng phó

Trên đất liền

- Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố; thường xuyên chằng chống nhà cửa trước mùa dông, bão. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro-xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có lốc xoáy (phương pháp chằng chống thực hiện theo hướng dẫn đối với bão, áp thấp nhiệt đới).

- Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, mục ruỗng ở gần nhà ở, lưới điện.

- Theo dõi bản tin dự báo, cảnh báo để kịp thời có biện pháp phòng, tránh và ứng phó.

- Khi trời mưa lớn kèm theo dông, cần sơ tán người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn hơn.

- Khi xảy ra lốc xoáy, mọi người phải tìm những nơi trú ẩn an toàn trong các nhà kiên cố, tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ để tránh tai nạn khi cây và nhà bị đổ.

Trên biển

- Ngư dân đi biển phải trang bị phao cứu sinh, áo phao. Khi hoạt động trên biển phải mặc áo phao.

- Khi thấy ổ mây dông thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn.

- Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên biển theo tổ, trong đó bảo đảm cự ly, khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền để hỗ trợ nhau khi gặp nạn. Bảo đảm sự hoạt động của hệ thống, thiết bị thông tin liên lạc để kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi gặp sự cố, tình huống nguy hiểm, bất lợi.

b) Hoạt động khắc phục hậu quả

Sau khi xảy ra dông gió, lốc xoáy cần khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị tại địa bàn để nhanh chóng xử lý sự cố,

khắc phục hậu quả. Dưới đây là các bước xử lý sự cố, khắc phục hậu quả:

- Thực hiện cứu nạn, cứu hộ cho người và tài sản. - Chủ động tiến hành cắt điện cục bộ tại nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng mất an toàn trong vận hành lưới điện do bị ảnh hưởng của dông gió, lốc xoáy. Sau khi khắc phục, sửa chữa và bảo đảm sự an toàn của hệ thống điện thì phải khôi phục lại ngay việc cung cấp điện cho khu vực để nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất.

- Khẩn trương sửa chữa, gia cố công trình, nhà ở dân cư bị hư hỏng, thu dọn cây xanh bị ngã đổ và xử lý vệ sinh môi trường theo quy định.

- Khắc phục các sự cố tàu thuyền bị đánh chìm, trôi dạt, hư hỏng và tổ chức tìm kiếm người, tàu thuyền bị mất liên lạc.

- Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai.

- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho người dân.

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)