Hoạt động phục hồi sớm sau bão

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 87 - 89)

V- PHÒNG, CHỐNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TA

c) Hoạt động phục hồi sớm sau bão

- Trách nhiệm của chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn

+ Khôi phục mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nước; ổn định đời sống sinh hoạt, khôi phục sản xuất của nhân dân và bảo đảm các hoạt động kinh tế, an ninh xã hội trên địa bàn.

+ Báo cáo nhanh tình hình thiệt hại trên địa bàn và những yêu cầu cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp với chính quyền, cơ quan chuyên môn cấp trên.

 Nếu đang đi trên đường, nhanh chóng chọn một nơi an toàn như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... để trú ẩn; tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ, những nơi có nhiều bảng hiệu quảng cáo... để tránh tai nạn.

 Nếu đang ở trên tàu, thuyền cần thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, áp thấp nhiệt đới thì tùy thuộc vào vị trí của tàu, thuyền đang hoạt động và vị trí, cường độ, hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới mà kịp thời cho tàu, thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.

+ Mọi gia đình cố gắng giữ thông tin liên lạc với cộng đồng. Những người khỏe mạnh cần tích cực tham gia các hoạt động cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

+ Ngư dân hoạt động trên biển phải chấp hành nghiêm túc công điện chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, không cho tàu, thuyền ra khơi; đưa tàu, thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm, vào nơi trú, tránh an toàn. Thuyền trưởng phải giữ liên lạc thường xuyên với chủ phương tiện, đồn biên phòng và đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực để theo dõi diễn biến của bão, báo cáo về số hiệu tàu thuyền, số người trên tàu, vị trí tàu đang hoạt động. Các chủ phương

tiện phải thông báo kịp thời các tin dự báo, cảnh báo bão đến thuyền trưởng để thực hiện các biện pháp bảo đảm cho người và phương tiện. Trường hợp tàu, thuyền bị gặp sự cố trên biển; tổ đoàn kết, hợp tác của ngư dân phải chủ động cứu hộ, cứu nạn theo phương châm “Bốn tại chỗ”. Trường hợp không đủ khả năng cứu hộ phải phát tín hiệu cấp cứu (SOS) để lực lượng cứu hộ nhận biết, ứng cứu kịp thời. Trường hợp tàu, thuyền bị trôi dạt hoặc chủ động đến trú, tránh bão thuộc hải phận của nước láng giềng thì thuyền trưởng phải nhanh chóng liên lạc với nhà chức trách địa phương của nước sở tại xin được giúp đỡ trong thời gian lánh nạn, đồng thời tìm mọi cách liên lạc với cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại.

c) Hoạt động phục hồi sớm sau bão

- Trách nhiệm của chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn

+ Khôi phục mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nước; ổn định đời sống sinh hoạt, khôi phục sản xuất của nhân dân và bảo đảm các hoạt động kinh tế, an ninh xã hội trên địa bàn.

+ Báo cáo nhanh tình hình thiệt hại trên địa bàn và những yêu cầu cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp với chính quyền, cơ quan chuyên môn cấp trên.

+ Phục hồi hệ thống giao thông, mở đường cho các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp có thể tiếp cận sớm nhất với đồng bào vùng thiên tai.

+ Kiểm tra, rà soát kỹ hiện trạng các công trình phòng, chống lụt, bão, các hồ chứa; khẩn trương huy động lực lượng, vật tư, phương tiện tiến hành gia cố những bộ phận công trình bị hư hỏng.

+ Sau khi bão tan, ngành y tế phối hợp với ngành tài nguyên, môi trường và chính quyền địa phương xử lý vệ sinh môi trường, nguồn nước và phòng, chống các bệnh dịch phát sinh. Huy động cộng đồng vệ sinh môi trường. Khi phát hiện có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, báo cáo chính quyền và cơ quan y tế cấp trên đồng thời khẩn trương khoanh vùng nhằm hạn chế lây lan ra cộng đồng.

+ Huy động lực lượng bộ đội, công an, sinh viên, thanh niên tình nguyện xuống cơ sở giúp dân sửa chữa nhà cửa, trạm y tế, trường học, đường giao thông... để sớm khôi phục và ổn định cuộc sống bình thường cho nhân dân và việc học tập cho học sinh.

+ Kiểm tra, thống kê, phân loại, đánh giá nhanh mức độ thiệt hại do bão gây ra theo quy định; đối chiếu với quy định về chính sách hỗ trợ khắc phục rủi ro, hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi để khôi phục sản xuất lập tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định để hỗ trợ kịp thời cho nhân dân.

- Trách nhiệm của người dân

+ Khi bão tan, các hộ gia đình chủ động sửa chữa nhà cửa, chuồng trại, vệ sinh nguồn nước, khai thông cống rãnh; phục hồi sản xuất.

+ Tham gia cùng cộng đồng khắc phục hậu quả do bão gây ra đối với các công trình công ích của địa phương; làm vệ sinh môi trường.

+ Thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)