Hoạt động ứng phó

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 83 - 87)

V- PHÒNG, CHỐNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TA

b) Hoạt động ứng phó

- Trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn

+ Theo dõi sát diễn biến của bão, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng địa phương đưa tin kịp thời về bão và công tác chỉ đạo, đối phó tới người dân.

+ Khi có tin cảnh báo bão sẽ đổ bộ vào địa phương, cấp có thẩm quyền có thể quyết định cho học sinh nghỉ học, đồng thời có biện pháp bảo đảm an toàn cho trường học.

+ Tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời; huy động vật tư, phương tiện, lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt các công trình phòng, chống lụt bão trọng điểm xung yếu, nhất là đối với đê biển, đê cửa sông, hồ, đập nếu phát hiện sự cố phải khắc phục ngay.

+ Đối với các hồ chứa nước có dung tích vừa và lớn ở thượng nguồn các sông, suối thuộc khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên cũng như ở miền núi phía Bắc khi có dự báo mưa lớn sau bão diễn ra trên lưu vực có khả năng vượt quá mức thiết kế, đe dọa trực tiếp sự an toàn của công trình thì Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh lệnh cho Ban quản lý hồ chủ động xả bớt nước ở mức độ hợp lý. Huy động lực lượng cơ động đến hỗ trợ lực lượng tại chỗ thực hiện phương án xử lý khẩn cấp nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ đập, gây thảm họa cho dân cư ở vùng hạ lưu.

+ Khi bão mạnh đổ bộ vào bờ trùng hợp với thời điểm triều cường, nước biển dâng cao, sau bão có mưa lớn phải khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện của địa phương cũng như của Trung ương có trên địa bàn tổ chức sơ tán khẩn cấp dân ở các vùng trũng, thấp (cửa sông, ven biển), vùng có nguy cơ sạt lở đất tới địa điểm an toàn hơn, trong đó cần quan tâm, giúp đỡ các đối tượng dễ bị tổn thương. Những người không chấp hành lệnh sơ tán, chính quyền có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm an toàn.

+ Tại nơi sơ tán, chính quyền địa phương triển khai phương án hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, chăn màn và các điều kiện tối thiểu về dịch vụ y tế, vệ sinh môi trường, trật tự trị an để

b) Hoạt động ứng phó

- Trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn

+ Theo dõi sát diễn biến của bão, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng địa phương đưa tin kịp thời về bão và công tác chỉ đạo, đối phó tới người dân.

+ Khi có tin cảnh báo bão sẽ đổ bộ vào địa phương, cấp có thẩm quyền có thể quyết định cho học sinh nghỉ học, đồng thời có biện pháp bảo đảm an toàn cho trường học.

+ Tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời; huy động vật tư, phương tiện, lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt các công trình phòng, chống lụt bão trọng điểm xung yếu, nhất là đối với đê biển, đê cửa sông, hồ, đập nếu phát hiện sự cố phải khắc phục ngay.

+ Đối với các hồ chứa nước có dung tích vừa và lớn ở thượng nguồn các sông, suối thuộc khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên cũng như ở miền núi phía Bắc khi có dự báo mưa lớn sau bão diễn ra trên lưu vực có khả năng vượt quá mức thiết kế, đe dọa trực tiếp sự an toàn của công trình thì Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh lệnh cho Ban quản lý hồ chủ động xả bớt nước ở mức độ hợp lý. Huy động lực lượng cơ động đến hỗ trợ lực lượng tại chỗ thực hiện phương án xử lý khẩn cấp nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ đập, gây thảm họa cho dân cư ở vùng hạ lưu.

+ Khi bão mạnh đổ bộ vào bờ trùng hợp với thời điểm triều cường, nước biển dâng cao, sau bão có mưa lớn phải khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện của địa phương cũng như của Trung ương có trên địa bàn tổ chức sơ tán khẩn cấp dân ở các vùng trũng, thấp (cửa sông, ven biển), vùng có nguy cơ sạt lở đất tới địa điểm an toàn hơn, trong đó cần quan tâm, giúp đỡ các đối tượng dễ bị tổn thương. Những người không chấp hành lệnh sơ tán, chính quyền có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm an toàn.

+ Tại nơi sơ tán, chính quyền địa phương triển khai phương án hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, chăn màn và các điều kiện tối thiểu về dịch vụ y tế, vệ sinh môi trường, trật tự trị an để

người dân yên tâm lánh nạn, cố gắng không để dân bị đói, rét hoặc phát sinh dịch bệnh.

+ Tại những vùng đồng bào vừa sơ tán khẩn cấp, lực lượng công an huyện, xã có trách nhiệm phối hợp triển khai phương án giữ gìn trật tự, an ninh, bảo vệ nhà cửa, tài sản cho nhân dân.

+ Đối với địa phương ở vùng ven biển, phải nắm chắc số lượng tàu, thuyền còn ở trên biển chưa vào nơi trú tránh, đặc biệt là các tàu đánh cá xa bờ; giữ liên lạc với thuyền trưởng các tàu thuyền của địa phương để thông tin kịp thời về diễn biến của bão. Chỉ đạo và hướng dẫn các tàu đánh bắt xa bờ đang hoạt động trên biển thoát ra khỏi vòng nguy hiểm, vào nơi trú, tránh an toàn; cấm tàu, thuyền ra khơi; sắp xếp việc neo đậu đối với tàu, thuyền đã về bờ.

- Trách nhiệm của người dân

+ Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão trên các bản tin dự báo, cảnh báo; khi nhận được tin bão khẩn cấp, các gia đình cho con em nghỉ học.

+ Chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của chính quyền địa phương. Những hộ gia đình có tên trong danh sách cần sơ tán phải chấp hành nghiêm lệnh sơ tán khẩn cấp.

+ Khi bão đang đến, cần thực hiện các biện pháp tránh bão như sau:

 Không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh để tránh bị cây gãy đổ đè lên người, gió quật ngã hay

tôn bay chém vào người. Cần chú ý, khi tâm bão, áp thấp nhiệt đới đến thì gió và mưa ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, nhưng ngay sau đó gió, mưa lại nổi lên với hướng ngược lại; vì vậy sau vài giờ bão, áp thấp nhiệt đới đi qua mới nên rời khỏi nơi trú tránh.

 Nếu đang ở trong nhà kiên cố bịt kín cửa và các khe cửa để tránh gió thổi tốc vào nhà. Cửa càng kín gió thì chống bão, áp thấp nhiệt đới càng tốt.

Một số biện pháp cài cửa, đóng kín cửa

 Nếu đang ở trong nhà không kiên cố nên chủ động sơ tán đến các nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... để trú ẩn; tuyệt đối không ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng hải sản. Nếu có hầm trú ẩn thì phải nhanh chóng sơ tán xuống hầm.

người dân yên tâm lánh nạn, cố gắng không để dân bị đói, rét hoặc phát sinh dịch bệnh.

+ Tại những vùng đồng bào vừa sơ tán khẩn cấp, lực lượng công an huyện, xã có trách nhiệm phối hợp triển khai phương án giữ gìn trật tự, an ninh, bảo vệ nhà cửa, tài sản cho nhân dân.

+ Đối với địa phương ở vùng ven biển, phải nắm chắc số lượng tàu, thuyền còn ở trên biển chưa vào nơi trú tránh, đặc biệt là các tàu đánh cá xa bờ; giữ liên lạc với thuyền trưởng các tàu thuyền của địa phương để thông tin kịp thời về diễn biến của bão. Chỉ đạo và hướng dẫn các tàu đánh bắt xa bờ đang hoạt động trên biển thoát ra khỏi vòng nguy hiểm, vào nơi trú, tránh an toàn; cấm tàu, thuyền ra khơi; sắp xếp việc neo đậu đối với tàu, thuyền đã về bờ.

- Trách nhiệm của người dân

+ Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão trên các bản tin dự báo, cảnh báo; khi nhận được tin bão khẩn cấp, các gia đình cho con em nghỉ học.

+ Chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của chính quyền địa phương. Những hộ gia đình có tên trong danh sách cần sơ tán phải chấp hành nghiêm lệnh sơ tán khẩn cấp.

+ Khi bão đang đến, cần thực hiện các biện pháp tránh bão như sau:

 Không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh để tránh bị cây gãy đổ đè lên người, gió quật ngã hay

tôn bay chém vào người. Cần chú ý, khi tâm bão, áp thấp nhiệt đới đến thì gió và mưa ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, nhưng ngay sau đó gió, mưa lại nổi lên với hướng ngược lại; vì vậy sau vài giờ bão, áp thấp nhiệt đới đi qua mới nên rời khỏi nơi trú tránh.

 Nếu đang ở trong nhà kiên cố bịt kín cửa và các khe cửa để tránh gió thổi tốc vào nhà. Cửa càng kín gió thì chống bão, áp thấp nhiệt đới càng tốt.

Một số biện pháp cài cửa, đóng kín cửa

 Nếu đang ở trong nhà không kiên cố nên chủ động sơ tán đến các nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... để trú ẩn; tuyệt đối không ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng hải sản. Nếu có hầm trú ẩn thì phải nhanh chóng sơ tán xuống hầm.

 Nếu đang đi trên đường, nhanh chóng chọn một nơi an toàn như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... để trú ẩn; tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ, những nơi có nhiều bảng hiệu quảng cáo... để tránh tai nạn.

 Nếu đang ở trên tàu, thuyền cần thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, áp thấp nhiệt đới thì tùy thuộc vào vị trí của tàu, thuyền đang hoạt động và vị trí, cường độ, hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới mà kịp thời cho tàu, thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.

+ Mọi gia đình cố gắng giữ thông tin liên lạc với cộng đồng. Những người khỏe mạnh cần tích cực tham gia các hoạt động cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

+ Ngư dân hoạt động trên biển phải chấp hành nghiêm túc công điện chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, không cho tàu, thuyền ra khơi; đưa tàu, thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm, vào nơi trú, tránh an toàn. Thuyền trưởng phải giữ liên lạc thường xuyên với chủ phương tiện, đồn biên phòng và đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực để theo dõi diễn biến của bão, báo cáo về số hiệu tàu thuyền, số người trên tàu, vị trí tàu đang hoạt động. Các chủ phương

tiện phải thông báo kịp thời các tin dự báo, cảnh báo bão đến thuyền trưởng để thực hiện các biện pháp bảo đảm cho người và phương tiện. Trường hợp tàu, thuyền bị gặp sự cố trên biển; tổ đoàn kết, hợp tác của ngư dân phải chủ động cứu hộ, cứu nạn theo phương châm “Bốn tại chỗ”. Trường hợp không đủ khả năng cứu hộ phải phát tín hiệu cấp cứu (SOS) để lực lượng cứu hộ nhận biết, ứng cứu kịp thời. Trường hợp tàu, thuyền bị trôi dạt hoặc chủ động đến trú, tránh bão thuộc hải phận của nước láng giềng thì thuyền trưởng phải nhanh chóng liên lạc với nhà chức trách địa phương của nước sở tại xin được giúp đỡ trong thời gian lánh nạn, đồng thời tìm mọi cách liên lạc với cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại.

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)