V- PHÒNG, CHỐNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TA
a) Các hoạt động phòng, tránh lũ
- Chuẩn bị phòng, tránh
+ Trách nhiệm của chính quyền các cấp
Đối với những địa phương có đê, bờ bao ngăn lũ sớm đầu vụ, trước mùa lũ phải tiến hành kiểm tra, phát hiện và tổ chức tu bổ kịp thời những bộ phận đê, kè, cống, bờ bao, đập của hồ chứa nước... bị hư hỏng.
Đối với một số địa phương có đê bao ngăn lũ triệt để, để bảo vệ vùng dân cư đông đúc hoặc có công trình kiểm soát lũ phải kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, xây dựng phương án kỹ thuật bảo vệ an toàn công trình trong mùa lũ theo phương châm “Bốn tại chỗ”.
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo cấp xã và cộng đồng kiểm tra an toàn phòng lũ của các trường học; các cụm, tuyến dân cư tập trung; các hộ dân ở ven sông có nguy cơ bị sạt lở...
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo cấp xã chuẩn bị phương án sơ tán dân bao gồm: địa điểm sơ tán; các yêu cầu tối thiểu về chỗ ở, nước sạch, nhà vệ sinh, điện, dầu đèn; dịch vụ y tế; vệ sinh môi trường; nguồn lương thực,
thực phẩm; phương tiện hỗ trợ cho người dân sơ tán kịp thời.
Các đơn vị được giao nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và chuyển dân đi sơ tán phải chuẩn bị đủ các phương tiện, lực lượng và sẵn sàng thực hiện khi có yêu cầu.
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo cấp xã và cộng đồng chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men cũng như một số nhu yếu phẩm khác để bảo đảm an toàn khi bị cô lập trong điều kiện lực lượng ứng cứu chưa tiếp cận được; chuyển cơ số thuốc dự phòng xuống tuyến xã trước mùa lũ.
Tăng cường chất lượng dự báo, cảnh báo; tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng, tránh lũ cho người dân.
+ Trách nhiệm của người dân
Khi thấy thời tiết xấu đi, cần theo dõi thông tin mưa, lũ, lụt và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương qua đài phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền thanh xã, phường để thu thập các thông tin chính xác.
Các hộ gia đình ở những vùng thấp trũng có nguy cơ cao về ngập lụt phải chủ động chằng chống lại nhà cửa cho chắc chắn, kê kích, chuyển
a) Các hoạt động phòng, tránh lũ
- Chuẩn bị phòng, tránh
+ Trách nhiệm của chính quyền các cấp
Đối với những địa phương có đê, bờ bao ngăn lũ sớm đầu vụ, trước mùa lũ phải tiến hành kiểm tra, phát hiện và tổ chức tu bổ kịp thời những bộ phận đê, kè, cống, bờ bao, đập của hồ chứa nước... bị hư hỏng.
Đối với một số địa phương có đê bao ngăn lũ triệt để, để bảo vệ vùng dân cư đông đúc hoặc có công trình kiểm soát lũ phải kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, xây dựng phương án kỹ thuật bảo vệ an toàn công trình trong mùa lũ theo phương châm “Bốn tại chỗ”.
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo cấp xã và cộng đồng kiểm tra an toàn phòng lũ của các trường học; các cụm, tuyến dân cư tập trung; các hộ dân ở ven sông có nguy cơ bị sạt lở...
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo cấp xã chuẩn bị phương án sơ tán dân bao gồm: địa điểm sơ tán; các yêu cầu tối thiểu về chỗ ở, nước sạch, nhà vệ sinh, điện, dầu đèn; dịch vụ y tế; vệ sinh môi trường; nguồn lương thực,
thực phẩm; phương tiện hỗ trợ cho người dân sơ tán kịp thời.
Các đơn vị được giao nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và chuyển dân đi sơ tán phải chuẩn bị đủ các phương tiện, lực lượng và sẵn sàng thực hiện khi có yêu cầu.
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo cấp xã và cộng đồng chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men cũng như một số nhu yếu phẩm khác để bảo đảm an toàn khi bị cô lập trong điều kiện lực lượng ứng cứu chưa tiếp cận được; chuyển cơ số thuốc dự phòng xuống tuyến xã trước mùa lũ.
Tăng cường chất lượng dự báo, cảnh báo; tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng, tránh lũ cho người dân.
+ Trách nhiệm của người dân
Khi thấy thời tiết xấu đi, cần theo dõi thông tin mưa, lũ, lụt và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương qua đài phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền thanh xã, phường để thu thập các thông tin chính xác.
Các hộ gia đình ở những vùng thấp trũng có nguy cơ cao về ngập lụt phải chủ động chằng chống lại nhà cửa cho chắc chắn, kê kích, chuyển
cất tài sản cần thiết lên cao hơn mức lũ lịch sử đã từng xảy ra trong khu vực.
Di dời các loại hóa chất, thuốc trừ sâu ra khỏi nơi có nguy cơ ngập lụt.
Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ sạt lở.
Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi để sẵn sàng thực hiện sơ tán hoặc tham gia cứu hộ, cứu nạn trong cộng đồng khi lũ lớn gây ngập lụt.
Chủ động dự trữ lương thực, thức ăn khô, nước sạch, chất đốt, thuốc chữa bệnh, phương tiện, các nhu yếu phẩm, vật dụng khác đủ dùng ít nhất trong 10 ngày để chủ động bảo đảm an toàn cho bản thân, gia đình khi bị cô lập trong điều kiện lực lượng ứng cứu chưa tiếp cận được.
Thu hoạch sớm lúa, hoa màu, các sản phẩm thủy sản ở những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ theo cảnh báo của cơ quan khí tượng thủy văn.
Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ để liên lạc