Xu thế biến đổi thiên tai và những thách thức của thiên tai đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 27 - 31)

IV- TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN TA

2. Xu thế biến đổi thiên tai và những thách thức của thiên tai đối với Việt Nam

thức của thiên tai đối với Việt Nam

Trên phạm vi toàn cầu, thiên tai được dự báo sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn về loại hình và tần

sản ước tính khoảng 1,2 - 1,5% GDP/năm. Thiên tai đã tác động xấu tới hầu hết các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành nông - lâm nghiệp. Tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, làm tăng nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất thấp, điển hình như đồng bằng sông Cửu Long; tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại... trên diện rộng gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi và trồng trọt, làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu hại, dịch bệnh...

Ngoài những thiệt hại về kinh tế và sinh mạng con người, sự thay đổi của môi trường sau thiên tai cũng làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não và các bệnh khác. Môi trường bị ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh đang là vấn đề lớn mà Việt Nam thường xuyên phải đối mặt.

Thiên tai làm gia tăng sự phân hóa mức sống của dân cư, làm cản trở và làm chậm quá trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở những vùng thường xuyên phải đối mặt với thiên tai. Trung bình mỗi năm có hàng triệu lượt người cần cứu trợ do bị thiên tai. Nhiều người trong số họ vừa mới thoát khỏi nghèo đói thì lại bị tái nghèo bởi thiên tai.

Thiên tai ảnh hưởng đến phát triển giáo dục, phá hoại kết cấu hạ tầng giáo dục, gián đoạn thời gian đến trường của học sinh, đặc biệt là ở những khu vực miền núi và đồng bằng sông Cửu Long.

Thiên tai còn gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương như: người già, người sức khỏe yếu, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em.

b) Đối với môi trường

- Thiên tai tàn phá, làm suy thoái, gây ô nhiễm môi trường sống, tác động xấu đến sản xuất và đời sống của cộng đồng.

- Hậu quả của thiên tai là làm ô nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh.

c) Đối với quốc phòng - an ninh

- Phá hủy các công trình quốc phòng - an ninh. - Suy giảm nguồn dự trữ của quốc gia.

- Mất ổn định đời sống xã hội.

- Gây xáo trộn trật tự, an toàn xã hội.

Bạn cần biết! Trong thiên tai, bạn phải đối diện với nguy cơ tử vong hoặc bị thương tổn về sức khỏe và tinh thần. Bạn có thể bị mất nhà cửa, tài sản, và người thân. Những căng thẳng như vậy có thể không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, xúc cảm và thể trạng của bạn ngay khi thảm họa xảy ra mà còn ảnh hưởng nhiều năm sau trong cuộc đời của bạn.

2. Xu thế biến đổi thiên tai và những thách thức của thiên tai đối với Việt Nam thức của thiên tai đối với Việt Nam

Trên phạm vi toàn cầu, thiên tai được dự báo sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn về loại hình và tần

suất xuất hiện, phức tạp hơn về diễn biến và nghiêm trọng hơn về hậu quả. Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, các hiện tượng El Nino, La Nina và sự gia tăng các cơn bão nhiệt đới, hạn hán... gần đây trên thế giới và trong khu vực đã tác động trực tiếp đến tình hình thời tiết và thiên tai ở nước ta.

Do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai lớn, bất thường đã xảy ra ngày một thường xuyên hơn, diễn biến phức tạp hơn, gây hậu quả khó lường.

Những năm gần đây, quỹ đạo bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam, rất khó dự báo và xác định chính xác đường đi của bão. Dự báo trong tương lai, số lượng cơn bão có cường độ mạnh sẽ gia tăng.

Lũ lụt tự nhiên kết hợp với các tác nhân phi tự nhiên (nạn phá rừng, sử dụng đất không hợp lý, xây dựng các công trình trên sông...) ngày càng có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại về người và tài sản. Lũ do sự cố hư hỏng các công trình trữ nước, giữ nước, cản trở dòng lũ, ngập lũ do tác động của con người cũng có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn.

Do tác động của biến đổi khí hậu, mưa bão gia tăng và phức tạp hơn nên nhiều hồ đã gặp sự cố, mất an toàn, gây hậu quả lớn về xã hội và môi trường (từng xảy ra ở miền Trung và Tây Nguyên trong những năm qua).

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mưa cường độ lớn xảy ra thường xuyên hơn ở vùng núi cao và

Tây Nguyên nước ta, dẫn tới lũ quét xảy ra với tần suất cao hơn, ác liệt hơn và gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng.

Bên cạnh bão, lũ lụt, Việt Nam còn phải đối mặt với nguy cơ hạn hán và thiếu nước trên diện rộng, thậm chí sa mạc hóa sẽ gia tăng do sự biến đổi khí hậu làm thay đổi quy luật tự nhiên. Mức độ gay gắt của hạn hán rất khó dự đoán và xác định trước.

Hạn hán, thiếu nước điển hình đã xảy ra liên tiếp trong mùa khô những năm đầu thế kỷ XXI. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán được ước lượng sẽ tăng lên khoảng một cấp trên tất cả các vùng trong những năm tới, tiếp tục gia tăng quá trình hoang mạc hóa, mặn hóa, xâm thực, xói lở bờ sông, cát bay, cát chảy...

Xâm nhập mặn có nguy cơ tăng cao trong tương lai, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dưới tác động của nước biển dâng, hạn hán khắc nghiệt, số ngày khô liên tục tăng lên và thay đổi nguồn nước ở thượng lưu. Ở hạ lưu, các hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai và đồng bằng sông Cửu Long, mặn xâm nhập vào đất liền sâu hơn.

Thiên tai là một trong những thách thức lớn đối với phát triển. Việc nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp tục nhận biết về các hiện tượng thiên tai là rất cần thiết để chủ động hơn trong phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ những thiệt hại ở nước ta.

suất xuất hiện, phức tạp hơn về diễn biến và nghiêm trọng hơn về hậu quả. Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, các hiện tượng El Nino, La Nina và sự gia tăng các cơn bão nhiệt đới, hạn hán... gần đây trên thế giới và trong khu vực đã tác động trực tiếp đến tình hình thời tiết và thiên tai ở nước ta.

Do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai lớn, bất thường đã xảy ra ngày một thường xuyên hơn, diễn biến phức tạp hơn, gây hậu quả khó lường.

Những năm gần đây, quỹ đạo bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam, rất khó dự báo và xác định chính xác đường đi của bão. Dự báo trong tương lai, số lượng cơn bão có cường độ mạnh sẽ gia tăng.

Lũ lụt tự nhiên kết hợp với các tác nhân phi tự nhiên (nạn phá rừng, sử dụng đất không hợp lý, xây dựng các công trình trên sông...) ngày càng có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại về người và tài sản. Lũ do sự cố hư hỏng các công trình trữ nước, giữ nước, cản trở dòng lũ, ngập lũ do tác động của con người cũng có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn.

Do tác động của biến đổi khí hậu, mưa bão gia tăng và phức tạp hơn nên nhiều hồ đã gặp sự cố, mất an toàn, gây hậu quả lớn về xã hội và môi trường (từng xảy ra ở miền Trung và Tây Nguyên trong những năm qua).

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mưa cường độ lớn xảy ra thường xuyên hơn ở vùng núi cao và

Tây Nguyên nước ta, dẫn tới lũ quét xảy ra với tần suất cao hơn, ác liệt hơn và gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng.

Bên cạnh bão, lũ lụt, Việt Nam còn phải đối mặt với nguy cơ hạn hán và thiếu nước trên diện rộng, thậm chí sa mạc hóa sẽ gia tăng do sự biến đổi khí hậu làm thay đổi quy luật tự nhiên. Mức độ gay gắt của hạn hán rất khó dự đoán và xác định trước.

Hạn hán, thiếu nước điển hình đã xảy ra liên tiếp trong mùa khô những năm đầu thế kỷ XXI. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán được ước lượng sẽ tăng lên khoảng một cấp trên tất cả các vùng trong những năm tới, tiếp tục gia tăng quá trình hoang mạc hóa, mặn hóa, xâm thực, xói lở bờ sông, cát bay, cát chảy...

Xâm nhập mặn có nguy cơ tăng cao trong tương lai, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dưới tác động của nước biển dâng, hạn hán khắc nghiệt, số ngày khô liên tục tăng lên và thay đổi nguồn nước ở thượng lưu. Ở hạ lưu, các hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai và đồng bằng sông Cửu Long, mặn xâm nhập vào đất liền sâu hơn.

Thiên tai là một trong những thách thức lớn đối với phát triển. Việc nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp tục nhận biết về các hiện tượng thiên tai là rất cần thiết để chủ động hơn trong phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ những thiệt hại ở nước ta.

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)