Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáoviên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 52 - 56)

Công tác quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên còn hạn chế. Cơ sở vật chất chưa đảm bảo tốt, công tác quản lý thời gian bồi dưỡng chưa khoa học.

Điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng cho giáo viên được đáp ứng đầy đủ sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cho giáo viên, từ đó thực hiện tốt chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Về cơ chế chính sách:

+ Thực hiện Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Chương trình BDTX giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

+ Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ Giáo dục về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Đào tạo về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018;

+ Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15/6/ 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

- Cơ sở vật chất là điều kiện cơ bản quyết định chất lượng bồi dưỡng cho giáo viên. Cơ sở vật chất bao gồm các thiết bị đồ dùng dạy học trong các nhà trường và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Cơ sở vật chất đầy đủ, có chất lượng, hiệu quả sử dụng cao sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.

Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, TBDH phục vụ đổi mới phổ thông. Tuy nhiên cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng cho giáo viên của các trường THCS chưa được trang bị đầy đủ. Thiếu các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc bồi dưỡng. Các trường THCS còn thiếu tài liệu bồi dưỡng.

- Về tài chính: Huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường, bồi dưỡng cho giáo viên. Thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng cho giáo viên kịp thời, công khai tài chính của trường theo quy định.

Kinh phí thực hiện một phần từ nguồn vốn chương trình mục tiêu xây dựng hàng năm, hoặc đơn vị, cá nhân đi học tự chi trả.

Kinh phí thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 18/2010/NĐ – CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức (Đối với công chức, thủ trưởng đơn vị) thực hiện theo chương II, điều 3 “Thực hiện bồi dưỡng

kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm” của thông tư số 01/2018/TT-

BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của bộ nội vụ về việc “hướng dẫn một số điều

của nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01 tháng 9 năm 2017 của chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”.

Để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cho giáo viên Hiệu trưởng các trường THCS huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông đã đưa ra các nhận định, nội dung cho công tác này, đây là việc làm rất cần thiết. CBQLGD và giáo viên các trường THCS đã nhận thức được việc quán triệt cho giáo viên nhận thức ý nghĩa của

những nhận định trong việc bồi dưỡng chuyên môn; có biện pháp động viên, khuyến khích giáo viên kết hợp nhiều các nội dung, nhận định để bồi dưỡng chuyên môn là việc làm rất cần thiết. Hiệu trưởng đưa ra những nội dung, nhận định để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên là cần thiết được hiệu trưởng thường xuyên thực hiện.

Bảng 2.6. Những nhận định nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên.

Hoàn toàn/ Phần Hoàn Phần Phân TT Nhận định lớn toàn lớn vân đồng ý đồng ý không đồng ý

Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cần

1 thiết thực hơn với nhu cầu của giáo viên 0.0 1.3 40.0 58.7 và nhà trường.

2 Đội ngũ bồi dưỡng chuyên môn cần có 42.7 0.7 0.7 56.0 những phương pháp tích cực hơn.

3 Thời gian bồi dưỡng chuyên môn cầnphù hợp hơn, tránh vào năm học. 0.0 1.3 41.3 57.3 Các hình thức bồi dưỡng chuyên môn

4 cần tổ chức theo hướng trải nghiệm 0.0 1.3 39.3 59.3 thực tiễn.

Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi

5 và tạo động lực thúc đẩy giáo viên thamgia bồi dưỡng chuyên môn và tự bồi 0.0 2.0 38.0 60.0 dưỡng chuyên môn.

6 Cần tăng cường các hoạt động bồi 0.0 2.0 40.7 57.3 dưỡng chuyên môn dựa vào nhà trường.

Bảng 2.6 đã thể hiện: Đa số giáo viên hoàn toàn đồng ý với các nhận định mà CBQLGD đưa ra để hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên. Tuy nhiên có đến 42,7% giáo viên hoàn toàn không đồng ý với nội dung cho rằng việc đội ngũ bồi dưỡng chuyên môn cần có những phương pháp tích cực hơn sẽ đem lại hiệu quả và

nâng cao được hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS. Mỗi yếu tố sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.

+ Các nội dung: “Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên”, “Yêu cầu của ngành về việc BDCM giáo viên” và “Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay” là các nội dung mà không ai trong số CBQL và GV được khảo sát đánh giá là không/ít tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS mà ngược lại được đánh giá là các yếu tố có tác động nhiều với tỉ lệ lần lượt là 65,3%, 68% và 70,7%.

+ Nội dung: “Yêu cầu phát triển của nhà trường” và nội dung: “Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay” tỉ lệ đều là 70,7%.

Bảng 2.7. Về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS.

Không/ Tác Tác

TT Các yếu tố ít tác động động

động vừa nhiều

1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về 0 34.7 65.3 hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên.

2 Yêu cầu của ngành về việc bồi dưỡng 0 32.0 68.0 chuyên môn giáo viên.

3 Nhu cầu của giáo viên về hoạt động bồi 0.7 32.7 66.7 dưỡng chuyên môn.

4 Yêu cầu phát triển của nhà trường 0.7 28.7 70.7

5 Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện 0 29.3 70.7 nay

6 Điều kiện cơ sở vật chất, các nguồn lực 0.7 36.0 63.3 phục vụ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

7 Năng lực của đội ngũ giáo viên THCS 0.7 35.3 64.0 Qua bảng 2.7 nhận thấy mỗi yếu tố sẽ có sự tác động khác nhau đến công tác này. Đa số CBQLGD và giáo viên nhận định rằng 7 yếu tố trên đều tác động nhiều đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS. Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ nhỏ giáo viên cho rằng các yếu tố: Nhu cầu của giáo viên về hoạt

động bồi dưỡng chuyên môn; Yêu cầu phát triển của nhà trường; Điều kiện cơ sở vật chất, các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; Năng lực của đội ngũ giáo viên THCS không hoặc ít tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. Thực tế, tỉ lệ này rất nhỏ, thậm chí không có.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡnggiáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w