Khái quát về tình hình đặc điểm văn hóa, giáo dục và đào tạo của huyên Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 32 - 36)

huyên Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông

Công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã có bước phát triển tích cực. Mạng lưới trường, lớp và các cơ sở giáo dục từng bước hoàn thiện, có đủ các cấp học từ mầm non đến phổ thông. Toàn huyện có 13 trường Mầm non,15 trường tiểu học, 7 trường Trung học cơ sở, 02 trường Trung học phổ thông, 01 trường Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên và 07 trung tâm Học tập cộng đồng.

Cơ sở vật chất được đặc biệt quan tâm và tăng cường đầu tư, mở rộng, hoàn thiện mạng lưới trường lớp theo hệ thống giáo dục quốc dân, đến nay đạt 70% số phòng học xây dựng kiên cố, 6/7 trường có đủ phòng chức năng và nhà hành chính quản trị. Công tác quản lý giáo dục có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông trúng tuyển vào đại học, cao đẳng đạt tỉ lệ so với mức bình quân của tỉnh.

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên đã triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011- 2020” và tổ chức các hoạt động tuyên truyền học tập thường xuyên, học tập suốt đời, bên cạnh đó cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan có liên quan tuyên truyền cho mọi người về nhiệm vụ của Trung tâm, động viên mọi người đến trung tâm học tập, học nghề. Hai trung tâm cộng đồng được bố trí đảm bảo cơ cấu bộ máy quản lý, hoạt động tốt, có hiệu quả tốt.

- Về công tác phổ cập giáo dục:

tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi.

- Về chất lượng giáo dục:

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông luôn có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh công tác chuyên môn, thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, tổ chức bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên, chú trọng bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên. Ngoài việc bám sát các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của ngành. Đặc biệt, trong toàn ngành giáo dục huyện luôn đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong hoạt động dạy học và các phong trào thi đua của ngành.

* Chất lượng giáo dục đại trà: Chất lượng giáo dục đại trà gắn với tinh thần dạy thực chất, học thực chất, đánh giá thực chất vì đại trà là nền móng của mũi nhọn Trong nhiều năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông đã có nhiều giải pháp đề duy trì và nâng cao chất lượng đại trà, ngoài việc chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường quan tâm giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Do đó nhiều năm liền, huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông giữ vững và duy trì chất lượng giáo dục đại trà, tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng cao (Cấp THCS đạt từ 92-94%) Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình THCS 5 năm gần đây đạt 99,72%.

* Chất lượng giáo dục mũi nhọn: Bên cạnh chất lượng giáo dục đại trà, Phòng giáo dục huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông luôn chú trọng đến chất lượng giáo dục mũi nhọn, hàng năm hướng dẫn các đơn vị bồi dưỡng tham gia các hội thi do các cấp tổ chức. Từ năm học 2018-2019 đến đã có hơn 80 lượt học sinh đạt giải trong các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.

* Chất lượng giáo dục toàn diện: Trong các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống và hành vi ứng xử của học sinh luôn được chú trọng. Các trường có nhiều biện pháp làm tốt công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định của chương trình giáo dục. Đẩy mạnh

công tác phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, tăng cường giáo dục an toàn giao thông, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường bằng nhiều hình thức và phòng chống các loại dịch bệnh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

2.2.2.1. Số lượng, trình độ, cơ cấu đội ngũ Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trung học cơ sở ( xem phụ lục bảng 2.2, bảng 2.3)

Đội ngũ cán bộ quản lý cấp THCS cơ bản đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay, 100% cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn đào tạo, tất cả đều là Đảng viên và đã qua bồi dưỡng quản lý giáo dục.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cấp THCS tại huyện Đăk Glong về cơ bản các trường đã đủ, tuy nhiên, một số trường chỉ có 1 cán bộ quản lý, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý tại trường THCS, đáp ứng được yêu cầu của giảng dạy và giáo dục đại trà ở cấp THCS. Có 100% CBQL đạt trình độ đào tạo đạt chuẩn, đa số CBQL nhiệt tình, tâm huyết trong công tác quản lý và giảng dạy tại trường, CBQL đều đáp ứng đủ các điều kiện để yên tâm công tác. Tất cả CBQL giáo dục bậc THCS tại huyện Đăk GLong có chuẩn nghiệp vụ QLGD và Trình độ lý luận chính trị đạt theo quy định.

Đội ngũ giáo viên cấp THCS cơ bản chưa đủ về số lượng, thiếu nhiều so với quy định, chưa đáp ứng được yêu cầu của giảng dạy và giáo dục đại trà ở cấp THCS. Có 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo đạt chuẩn, đa số giáo viên nhiệt tình giảng dạy và yên tâm công tác. Đa số giáo viên có chuẩn nghề nghiệp đạt khá trở lên, trong đó xuất sắc chiếm 42,09% và không có giáo viên chưa đạt chuẩn.

- Về phẩm chất: Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, yêu nghề, có trách nhiệm cao trong công việc được giao. Mạnh dạn, thẳng thắn trong đấu tranh phê bình và tự phê bình, có tinh thần cầu tiến, có ý thức vươn lên, tự khẳng định vị trí của mình trong nhà trường và xã hội. Có tinh thần tập thể, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống.

- Về năng lực: Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm giảng dạy trong bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Song

một bộ phận giáo viên cao tuổi còn chậm, ngại đổi mới phương pháp dạy học, chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, trình độ tin học còn hạn chế nên việc soạn và giảng bằng giáo án điện tử còn gặp nhiều khó khăn. Một số ít giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm giảng dạy, song có ý thức học tập, vươn lên trong công tác, việc giảng dạy trên giáo án điện tử thực hiện thành thạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tốt.

Mặt khác, việc thiếu nhiều giáo viên ở các trường THCS dẫn đến các khó khăn trong công tác soạn giảng và lên lớp.

2.2.2.2. Quy mô và chất lượng giáo dục của học sinh trung học cơ sở.( xem phục lục bảng 2.4, 2.5)

Hàng năm các trường THCS Huyện Đăk Glong, tình Đăk Nông phối hợp với các Hội, Đoàn thể và địa phương huy động hết số học sinh hoàn thành chương trình học THCS, tuyển sinh mới học sinh vào lớp đầu cấp đảm bảo chỉ tiêu đề ra.

Trong 3 năm qua, quy mô học sinh cấp THCS huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông có chiều hướng tăng. Ngành Giáo dục huyện đã phối hợp huy động học sinh ra lớp, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp tích cực chống học sinh bỏ học.

Các trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Glong đã đẩy mạnh các hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng phù hợp với năng lực học sinh. Tạo cho học sinh kĩ năng học tập theo hướng chủ động tích cực sáng tạo. Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, kĩ năng sống, năng lực công dân, bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp. Nâng cao giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục thực hành, vận dụng kiến thức thực tiễn. Từ đó đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục của Học sinh THCS.

Qua bảng số liệu trên cho thấy chất lượng giáo dục THCS huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông trong 3 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng của hai mặt giáo dục: Có thể thất rõ học sinh có Hạnh kiểm tốt tăng dần theo từng năm, số học sinh có Hạnh kiểm khá, trung bình, yếu giảm dần và chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Về học lực học sinh hoàn thành chương trình học năm sau cao hơn năm trước, học sinh chưa hoàn thành giảm dần theo từng năm. Học sinh hoàn thành

chương trình THCS hàng năm đạt 99% trở lên.

2.2.2.3. Định hướng phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Cấp THCS đến năm 2025, đảm bảo 100% số trường được trang bị phòng học bộ môn Tin học để tất cả học sinh được học và tiếp cận Internet. Có 100% học sinh được học 2 buổi trên ngày; 100% học sinh hoàn thành chương trình THCS hàng năm vào lớp 6; học sinh lớp 5 đạt 100% có đủ điều kiện xét Hoàn thành chương trình THCS; có học sinh tham gia các hội thi cấp tỉnh và đạt giải. Trên 90% học sinh xếp học lực hoàn thành tốt và hoàn thành, giảm tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành xuống dưới 5%; trên 90% học sinh xếp loại tốt về năng lực và phẩm chất; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học xuống dưới 1%. Phấn đấu đến năm 2025 trường THCS Đắk Nang đạt chuẩn quốc gia.

Đến năm 2030, cấp THCS tiếp tục duy trì và nâng dần các chỉ tiêu đã đạt được trong giai đoạn 2025- 2030 một cách bền vững. Có trên 100% học sinh được học 2 buổi/ngày; học sinh lớp 5 đạt 100% có đủ điều kiện xét Hoàn thành chương trình tiểu học. Có 5 trường đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w