Dưới đây là những Giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS. Thầy/Cô đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các Giải pháp theo các mức độ sau: ( xem bảng phụ lục 3.1 kết quả khảo nghiệm 40 người)
được đánh giá ở mức độ khá cấp thiết và rất cấp thiết, tỷ lệ giao động của các Giải pháp đều đạt từ 75% trở lên. Tỷ lệ này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng các Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là rất cần thiết để áp dụng vào việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
*Về tính khả thi. Qua bảng ta có nhận xét: Các Giải pháp đề xuất đều được
đánh giá có tính khả thi cao. Tỷ lệ giao động từ 75% trở lên đều cho rằng thực hiện được trong công tác bồi dưỡng. Đây là những Giải pháp mà các nhà quản lý có thể thực thi không cần nhiều điều kiện về thời gian và vật chất. Mà giáo viên có thể tự bồi dưỡng thông qua các bài dạy, sinh hoạt chuyên môn, qua hệ thống Internet…
Tiểu kết chương 3
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, trong Chương 3 này chúng tôi đã đề xuất 07 giải pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay
Theo ý kiến đánh giá của một số cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán thì những giải pháp này là cần thiết và có tính khả thi.
Việc đề xuất các giải pháp luôn dựa trên các nguyên tắc định hướng đảm bảo các yêu cầu về giáo dục; kết hợp lý luận với thực tiễn. Qua trao đổi với CBQLGD, cán bộ trong diện quy hoạch dự nguồn và giáo viên cốt cán các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đồng tình về tính cấp thiết và khả thi của 07 giải pháp cũng như nội dung và cách thực hiện của từng Giải pháp.
Mỗi giải pháp đều có mục đích, ý nghĩa riêng, nhưng cùng chung một mục tiêu là: Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông theo hướng chuẩn hóa, chuyên môn hóa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.