Các bước trưng cầ uý kiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 76)

Trên đây là các Giải pháp cơ bản nhằm bồi dưỡng chođội ngũ giáo viên ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay. Do thời gian nghiên cứu có hạn và vị trí công tác của người nghiên cứu không cho phép thực nghiệm những Giải pháp đã đề xuất, để lấy ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các Giải pháp, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 40 cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Qua đó, để đánh giá và khẳng định về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các Giải pháp đề xuất, tôi đã tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia. Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.

Chúng tôi đã chọn 40 chuyên gia là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán, giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi đang tham gia quản lý và giảng dạy ở các trường THCS trên địa bàn huyện

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu

Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi đã đến các trường THCS trong huyện, gặp từng chuyên gia trao đổi các nội dung xin ý kiến. Chúng tôi đề cấp đến hai lĩnh vực cần hỏi đó là tính cấp thiết và tính khả thi của các Giải pháp đã nghiên cứu:

- Nhận thức về mức độ tính cấp thiết, gồm 04 mức độ: Rất cấp thiết; Khá cấp thiết; Ít cấp thiết; Không cấp thiết;

- Nhận thức về tính khả thi, gồm 04 mức độ: Rất khả thi; Khá khả thi; Ít khả thi; Không khả thi;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w