Giải pháp 5: Hoàn thiện công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học cở sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 69 - 72)

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Làm cho hình thức hoạt động bồi dưỡng phù hợp với điều kiện học tập của người học để đảm bảo tính liên tục trong việc tham gia lớp học, khóa học của giáo viên. Tạo điều kiện cho người học tham gia học tập một cách có hiệu quả tạo cho người học sự chủ động trong việc lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp với bản thân mình. Phát huy năng lực chuyên môn của nhóm, tổ khối trong việc bồi dưỡng.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Như chúng ta đã biết, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động. Có nhiều hình thức học tập trong việc bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng theo hình thức tập trung: Thời gian học tập được xác định từ một tuần đến mười ngày, học tập trung tại một địa điểm. Hình thức này sẽ tạo được một thời gian đủ để bồi dưỡng cho giáo viên một số kiến thức kỹ năng đáng kể. Kiến thức được trang bị liên tục không bị ngắt quãng. Giáo viên không bị chi phối công việc nên tập trung cho việc học tập cao. Tuy nhiên với thực trạng ở các trường, việc mở lớp học tập trung trong một thời gian dài khoảng 10 ngày là khó khăn vì sẽ ảnh hưởng đến công tác dạy và học ở các nhà trường.

- Để đáp ứng được hình thức này, các trường nên có kế hoạch từ trước thời gian nghỉ hè để trong tháng 8, các trường cùng phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên có sự luân phiên giữa các môn để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của nhà trường. Tổ chức tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Mặt mạnh của Giải pháp đó là phân tích được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm – hạn chế trong quá trình quản lý chuyên môn. Các kinh nghiệm được tổng kết từ thực trạng khách quan sẽ đem lại cho người quản lý có được những đánh giá đúng đắn về đội ngũ của cơ quan mình.

Hình thức bồi dưỡng theo nhóm chuyên môn có thể tổ chức thông qua sinh hoạt chuyên môn. Nội dung sinh hoạt chuyên môn khá phong phú, song cần tập trung vào việc bồi dưỡng những nội dung sau đây:

- Thống nhất thực hiện chương trình, thảo luận các điểm mới và khó trong bài dạy, thống nhất trong phương pháp dạy học, sử dụng và khai thác hiệu quả đồ dùng dạy học phù hợp với yêu cầu mục tiêu của từng bài.

- Thảo luận về việc xây dựng và sử dụng hiệu quả phòng học bộ môn.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Xây dựng ngân hàng đề, trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá. - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm bổ sung, trao đổi kinh nghiệm trong dạy học và giáo dục. Bồi dưỡng theo nhóm chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp.

- Dự giờ thăm lớp là một hoạt động thiết yếu để giáo viên tự học tập ở đồng nghiệp giúp bản thân nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Theo sự chỉ đạo chuyên môn của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tối thiểu giáo viên phải dự đủ số tiết quy định.

- Yêu cầu giáo viên khi xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của cá nhân cần nêu rõ số tiết dự bài khó của đồng nghiệp, số tiết đề nghị đồng nghiệp dự, số giờ dự chuyên đề trong nhóm, trong tổ.

- Xây dựng cho giáo viên tinh thần tự giác, ý thức nâng cao nghiệp vụ qua việc học tập kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ của đồng nghiệp.

- Việc dự giờ thăm lớp không tập trung vào các đợt thi đua dạy tốt chào mừng các ngày lễ lớn mà được thực hiện thường xuyên.

- Sau khi học bồi dưỡng chuyên môn tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các trường triển khai bồi dưỡng chuyên môn theo định hướng của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tập trung chủ yếu vào dự giờ hội thảo đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học.

- Giáo viên thực hiện đúng kế hoạch dự giờ thăm lớp đã xây dựng và các đợt hội giảng chào mừng ngày lễ, các đợt dự thi giáo viên dạy giỏi. Đây chính là một tiêu chí đánh giá việc bồi dưỡng giáo viên.

- Bồi dưỡng theo nhóm chuyên môn thông qua nghiên cứu khoa học, thực hiện chuyên đề và viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục:

- Sinh hoạt theo chuyên đề: Một trong những đổi mới sinh hoạt chuyên môn là sinh hoạt theo chuyên đề.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng cần quan tâm tới quản lý hình thức bồi dưỡng theo nhóm chuyên môn. Lựa chọn các nội dung bồi dưỡng cho giáo viên phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng học tập và đem lại chất lượng, hiệu quả, đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viê. Khi bồi dưỡng chuyên môn theo nhóm, Hiệu trưởng cần chú ý đến các yếu tố: Nội dung, đối tượng, thời gian và các điều kiện về nguồn lực: Kinh phí, cơ sở vật chất, sự bố trí giảng dạy của giáo viên.

3.2.6. Giải pháp 6: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồidưỡng chuyên môn giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w