Hình thức, phương pháp và thời gian bồi dưỡng cho giáoviên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 42 - 46)

2.3.3.1. Hình thức bồi dưỡng cho giáo viên (xem phụ lục bảng 2.7)

Dựa vào kế hoạch năm học của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THCS sẽ thiết lập các hình thức bồi dưỡng cho giáo viên tương ứng về kế hoạch, phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển đội ngũ để không ảnh hưởng tới việc triển khai các hoạt động giáo dục của nhà trường, đem lại hiệu quả thiết thực cho mỗi thầy, cô giáo. Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên được hiệu trưởng các trường THCS huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông áp dụng ở bốn hình thức chính với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, cụ thể:

- Hình thức bồi dưỡng chuyên môn qua học tập chuyên đề do cấp trên tổ chức với 3 nội dung, cụ thể:

+ Nội dung: “Bồi dưỡng chuyên môn trực tuyến qua Internet” được các trường THCS tổ chức rất thường xuyên với 59,3%

+ Nội dung: “Cán bộ cốt cán của Sở, Phòng GD&ĐT báo cáo” được thực hiện ở mức khá thường xuyên với 52% và 11,3% đối tượng khảo sát cho rằng đây là hình thức BDCM thỉnh thoảng mới được tổ chức.

+ Nội dung: “Mời chuyên gia báo cáo” được đánh giá là hình thức BDCM được tổ chức khác thường xuyên và có đến 6.7% CBQL và GV nhận định là hình thức không bao giờ được thực hiện.

- Hình thức bồi dưỡng chuyên môn thông qua hoạt động trải nghiệm, thực tiễn với 6 nội dung. Cụ thể:

+ Hai nội dung: “Dự giờ” và “Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường” là hai hoạt động được nhận định là được tổ chức rất thường xuyên ở các trường THCS với tỉ lệ đánh giá của đối tượng khảo sát đều trên 50% lần lượt là 50,7% và 55,3% và không có CBQL và GV cho rằng đây là hình thức BDCM không bao giờ

được tổ chức.

+ Nội dung: “Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường” là hình thức bồi dưỡng được nhận định là được tổ chức khá thường xuyên với 60,7% lượt đánh giá. Và có đến 8,7% CBQL và GV cho rằng đây là nội dung mà thỉnh thoảng các trường THCS mới tổ chức.

- Hình thức bồi dưỡng chuyên môn thông quan việc tham gia các cuộc thi với 5 nội dung.

+ Trên 50% lượt đánh giá đều cho rằng 5 nội dung của hình thức BDCM thông quan việc tham gia các cuộc thi được các trường THCS thự hiện ở mức khá thường xuyên.

+ Nội dung: “Thi nghiên cứu sử dụng, sáng tạo đồ dùng dạy học”, “Thi bài giảng điện tử”, có đến 1,3% đối tượng khảo sát cho rằng đây là nôi dung không bao giờ được thực hiện. Và tỉ lệ CBQL và GV được khảo sát cho rằng các trường thực hiện nội dung này ở mức độ đôi khi lần lượt là 14% và 13,3%.

+ Ở các nội dung còn lại, tuy chiểm tỉ lệ không quá cao nhưng trên 30% đối tượng được khảo sát nhận định rằng đây là các nội dung được các trường THCS thực hiện rất thường xuyên.

- Hình thức hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn theo chương trình quy định với 2 nội dung: “Tự nghiên cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau” và “Thông qua đồng nghiệp, bạn bè”. Đa số nhận thức rằng là việc làm rất cần thiết và đã được giáo viên thực hiện rất thường xuyên với tỉ lệ đánh giá lần lượt là 62% và 57,3%. Không ai cho rằng đây là hình thức không bao giờ được thực hiện ở trường THCS.

2.3.3.2 Phương pháp bồi dưỡng cho giáo viên( xem bảng 2.3)

Để thực hiện những nội dung bồi dưỡng nêu trên, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi trường, hiệu trưởng các trường THCS trên đại bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông đã tổ chức bồi dưỡng các phương pháp tích cực để áp dụng trong việc bồi dưỡng cho giáo viên. Qua đó, giáo viên đã vận dụng tốt vào việc bồi dưỡng chuyên môn. Giáo viên thường xuyên áp dụng các phương pháp bồi dưỡng khác nhau nhưng tập trung vào các phương pháp sau: (Thuyết trình; Thuyết trình kết hợp

với luyện tập, thực hành; Thảo luận theo nhóm; Cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo; Đàm thoại- trao đổi; Phối hợp các phương pháp;Các PP khác.)

Bảng 2.3. Các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn tại trường THCS

T Các phương pháp bồi dưỡng Không Thỉnh Khá Rất

bao thường thường

T chuyên môn thoảng

giờ xuyên xuyên

1 Thuyết trình 2.7 57.3 40.0

2 Thuyết trình kết hợp với luyện tập, 50.7 49.3

thực hành

3 Thảo luận theo nhóm 0.7 44.3 55.0

4 Cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày 0.7 2.7 46.7 50.0 báo cáo

5 Đàm thoại- trao đổi 2.7 44.7 52.7

6 Phối hợp các phương pháp 0.7 1.3 43.3 54.7

7 Khác:……… 3.3 47.3 49.3

Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy: Các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn được đa số CBQL, GV cho rằng là rất cần thiết và được giáo viên thực hiện tốt rất thường xuyên. Trong đó nội dung: “Thảo luận theo nhóm” được 55% đối tượng khảo sát đánh giá là phương pháp được thực hiện rất thường xuyên. Và không ai cho rằng đây là phương pháp không bao giờ thực hiện ở các trường THCS.

+ Nội dung: “Thuyết trình” và “Thuyết trình kết hợp với luyện tập, thực hành” được đánh giá là hai phương pháp BDCM được thực hiện khá thường xuyên với tỉ lệ đánh giá lần lượt là 57,3% và 50,7%.

+ Nội dung: “Cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo" và “Phối hợp các phương pháp” là hai nội dung được 0,7% đối tượng khảo sát cho rằng không bao giờ được thực hiện tại trường THCS.

2.3.3.3 Thời gian bồi dưỡng ( xem bảng 2.4)

Thông qua học tập bồi dưỡng thường xuyên nhằm cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, bậc học, yêu cầu phát

toàn ngành. Chính vì vậy việc bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình công tác của giáo viên.

Bảng 2.4. Thời gian bồi dưỡng cho viên THCS Không

Thỉnh Khá Rất

TT Thời gian bao thường thường

thoảng

giờ xuyên xuyên

1 Đầu năm học mới 0.7 3.3 41.3 54.7

2 Ngay sau khi kết thúc năm học 1.3 8.0 46.0 44.7

3 Tổ chức định kỳ tập trung theo 6.0 49.3 44.7 chuyên đề

4 Trong suốt năm học 0.7 3.3 45.3 50.0

5 Trong hè 0.7 15.3 54.0 30.0

6 Do giáo viên tự sắp xếp 4.0 10.0 50.7 35.3

7 Thời gian khác 2.0 19.3 50.7 28.0

Bảng 2.4 đã thể hiện rõ thời gian bồi dưỡng cho viên THCS. Đa số các ý kiến cho rằng việc bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình công tác của giáo viên

- Nội dung bồi dưỡng cho giáo viên vào thời gian “Đầu năm học mới” và “Trong suốt năm học” được trên 50% CBQL và GV được khảo sát nhận định được tổ chức rất thường xuyên với tỉ lệ cụ thể là 54,7% và 50%.

- Nội dung bồi dưỡng cho giáo viên vào thời gian “Trong hè”, “Do giáo viên tự sắp xếp” và “Thời gian khác” được nhận định là thời gian được các trường THCS thực hiện việc BDCM thường xuyên vởi tỉ lệ lần lượt là 54% và 50,7%,

- Không có CBQL và GV nào cho rằng nội dung “Tổ chức định kỳ tập trung theo chuyên đề” không bao giờ được các trường THCS thực hiện.

Việc Bồi dưỡng cho giáo viên vào đầu năm học mới được thực hiện rất thường xuyên tại các trường THCS và đạt được kết quả rất tốt. Thời gian trong hè là thời gian lý tưởng để thực hiện công tác bồi dưỡng cho giáo viên tuy nhiên các trường thực hiện mới chỉ dừng lại ở mức thường xuyên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w