1. Kết luận
- Về lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận đã chỉ ra rằng năng lực quản lý, chỉ đạo của CBQL có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động bồi dưỡng GV, là điều kiện cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng các yêu cầu đổi mới GD hiện nay. Muốn quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS có hiệu quả trước hết phải có nhận thức đúng đắn về bồi dưỡng GV. Việc quản lý hoạt đồng bồi dưỡng GV cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV ở trường THCS do Hiệu trưởng đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý. Tuy nhiên để quản lý hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả thì cần phải có sự tham gia của các CBQL, GV trong trường đồng thời có có sự phối hợp với các lực lượng chuyên gia. Bên cạnh đó muốn quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS có hiệu quả nhà trường không phải chỉ cần chú trọng vào những Giải pháp mang tính hành chính mà cần quan tâm thỏa đáng đến việc áp dụng các Giải pháp khác, cung ứng các nguồn lực vật chất một cách hợp lý để có thể khuyến khích mọi GV tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu tôi đã chú trọng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Vũng Tàu và vai trò quản lý của lãnh đạo nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Về thực tiễn: Để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, việc bồi dưỡng GV đóng vai trò quan trọng. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV THCS; công tác bồi dưỡng GV THCS ở huyện Đắk Glong đã được chú trọng trên nhiều nội dung với các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít đối tượng khảo sát chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động bồi dưỡng GV THCS. Một số nội dung và hình thức quan trọng chưa được chú trọng nhiều trong chương trình bồi dưỡng. Nhìn chung, kết quả bồi dưỡng GV THCS cần có sự cải thiện để nâng cao chất lượng.