Giải pháp 7: Tăng cường hoạt động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 74 - 75)

3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp

Tăng cường vai trò tự giác, tích cực, chủ động của giáo viên trong công tác bồi dưỡng, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.

Hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên là hình thức tiết kiệm và hiệu quả nhất trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ.

3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Để quản lý tốt công tác này, Ban Giám hiệu và các tổ chuyên môn phải bàn bạc thống nhất lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Cùng với tổ trưởng, hiệu trưởng cân nhắc để xác định, cử giáo viên đào tạo trên chuẩn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có chế độ chính sách động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các lớp tập huấn. Trong điều kiện kinh tế nhà trường khó khăn cũng như đội ngũ còn thiếu không đủ điều kiện cho giáo viên đi học tập trung dài hạn, hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc, để lên kế hoạch cụ thể về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của tổ mình.

Ngay từ đầu năm, hiệu trưởng cùng với tổ trưởng chuyên môn bàn bạc để phân công giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi sẽ triển khai một số hoạt động giúp đỡ giáo viên mới về trường công tác và những giáo viên còn yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn để cho cá nhân đăng ký các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm từ đầu năm học. Xây dựng kế hoạch duyệt và chấm đề tài, sáng kiến kinh tại trường. Coi việc viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm là một nội dung để đánh giá xếp loại và xét thi đua cuối năm.

Trong kế hoạch cá nhân, mỗi giáo viên phải tự đăng ký các nội dung tự học, tự bồi dưỡng, đăng ký chất lượng bộ môn, tỷ lệ học sinh đạt học sinh hoàn thành tốt, số buổi phụ đạo miễn phí cho học sinh chưa hoàn thành.

trong ban giám hiệu sau đó trực tiếp hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có kế hoạch thường xuyên hoặc định kì tổ chức các chuyên đề, hội thi như: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học; chuyên đề bồi dưỡng học sinh, hội thi giáo viên dạy giỏi; hội thi sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học; các chuyên đề hoạt động ngoại khóa, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn với trường bạn. Trong quá trình thực hiện kế hoạch trên, yêu cầu hiệu trưởng phải tạo điều kiện cụ thể cho tất cả giáo viên trong nhà trường đều tham gia, có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng động viên kịp thời để mọi người cùng được hưởng lợi từ hoạt động bồi dưỡng.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng phải tạo điều kiện thuận lợi để tất cả đội ngũ giáo viên đều tham gia các hoạt động của nhà trường, đồng thời tự giác bồi dưỡng chuyên môn đảm bảo đúng kế hoạch đã đăng kí hàng năm.

Hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên cốt cán trong nhà trường cần gương mẫu trong việc tự học, tự bồi dưỡng.

Tóm lại, cả bảy Giải pháp nêu trên đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ chođội ngũ giáo viên ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay. Bảy Giải pháp chúng tôi đề xuất ở trên là những Giải pháp mà Hiệu trưởng các trường THCS đã và đang thực hiện, nhưng vì lý do nào đó mà kết quả thực hiện chưa cao hoặc chưa được quan tâm thỏa đáng, do đó việc nghiên cứu và đưa ra bảy Giải pháp này để giúp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w