Giải pháp 4: Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáoviên trung học cơ sở phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn và yêu cầu phát triển của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 67 - 69)

học cơ sở phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn và yêu cầu phát triển của nhà trường

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018; khuyến khích mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng đạt được mục tiêu bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cở theo hướng tiếp cận với trình GDPT 2018.

Quản lý hoạt động BD các trường theo hướng tiếp cận với chương trình GDPT 2018 hiện nay hướng tới việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV, cung cấp cho GV một hệ thống tri thức, kỹ năng làm việc đó là phương pháp dạy học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, phân tích và khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Cách 1: Do hiệu trưởng (Hoặc người được hiệu trưởng ủy quyền) xây dựng

kế hoạch chủ động khảo sát và phân loại.

- Những nội dung mà giáo viên có thể tự bồi dưỡng và những nội dung giáo viên cần được bồi dưỡng.

- Những nội dung cơ bản mà giáo viên cần cho quá trình giảng dạy trên lớp và những nội dung cần cho các hoạt động khác.

Cách 2: Do chính đội ngũ giáo viên đề xuất nội dung cần được bồi dưỡng

trên thực tế công tác của họ. Trong giai đoạn hiện nay các nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có thể là:

+ Những kiến thức nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, tăng cường kỷ cương nề nếp trong quản lý và dạy học.

+ Mục tiêu, cấu trúc, nội dung những điểm mới và những nội dung tích hợp trong chương trình sách giáo khoa mới.

+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng tự học của học sinh, hướng dẫn thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học.

+ Bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học, hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành và tự làm đồ dùng dạy học.

+ Bồi dưỡng cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Hướng dẫn nội dung, chương trình dạy học tự chọn theo môn học và các chủ đề tự chọn.

+ Các ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý học sinh, kỹ năng sử dụng các phương tiện, các thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giờ dạy.

+ Bồi dưỡng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin.

+ Bồi dưỡng các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy lý thuyết, giờ thực hành theo văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

thể lựa chọn những nội dung mà giáo viên thực hiện chưa tốt để đưa vào chương trình bồi dưỡng hàng năm. Do vậy, để có được nội dung hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, cần tiến hành phân tích các đòi hỏi thực trạng khách quan của giáo viên, từ yêu cầu của cấp học để từ đó đề xuất những nội dung phù hợp. Các nội dung đó phải được xác định rõ, tương ứng với từng lớp bồi dưỡng, từng chuyên đề bồi dưỡng để hiệu quả bồi dưỡng không ngừng được nâng cao.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để xác định được nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trước hết hiệu trưởng (Người xây dựng kế hoạch) phải nắm vững yêu cầu và nội dung công việc của giáo viên bậc THCS, đặc điểm giáo dục của nhà trường, nắm vững thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên ở các trường THCS so với yêu cầu đổi mới giáo dục THCS, từ đó tìm ra những nội dung cần thiết phải cập nhật, bổ sung nâng cao. Cũng cần chú ý điều kiện con người ở từng trường để lựa chọn, xây dựng nội dung đảm bảo tính thiết thực, kịp thời. Có như vậy mới tạo được sự quan tâm của đối tượng được bồi dưỡng, hạn chế lãng phí.

3.2.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồidưỡng chuyên môn giáo viên trung học cở sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w