Giải pháp 2: Đa dạng hoá nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo xu hướng đáp ứng đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 64 - 66)

3.2.2.1. Mục đích của giải pháp

Giúp GV hình thành các năng lực thực thi nghề giáo viên THCS, giúp các GV vận dụng các kiến thức lý luận dạy học vào thực tiễn, hình thành các năng lực hoạt động thực tiễn: dạy học, giáo dục, tư vấn, đánh giá, đổi mới,tổ chức, quản lý...

Giúp GV có những bước tiến khẳng định năng lực chuyên môn, sự thuần thục các kĩ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về quản lý, pháp luật, cập nhật các kiến thức và công nghệ dạy học, giáo dục mới.

Giúp GV mở rộng, cập nhật các kiến thức khoa học và công nghệ dạy học mới phục vụ cho việc dạy học và giáo dục có chất lượng cao, khai phá những cái mới ứng dụng và thực tiễn, phát huy sự sáng tạo trên nền tảng vốn kinh nghiệm vững chắc.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Bố trí 60% thời lượng cho nội dung chuyên môn và 40% dành cho phát triển các năng lực sáng tạo khác của GV. Khi xây dựng nội dung và thiết kế hệ thống các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn ở phần cứng, cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Đảm bảo tính liên tục, tiếp nối trong đào tạo và bồi dưỡng ở các giai đoạn; + Nội dung bồi dưỡng đảm bảo tính hiện đại, cập nhật.

+ Có tính ứng dụng cao, phục vụ nhu cầu hoạt động thực tiễn của GV gắn với chương trình GDPT 2018;

+ Nội dung đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.

- Nội dung bồi dưỡng cần chia thành 3 nhóm: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức khoa học cơ bản phục vụ cho hoạt động giảng dạy của bậc học; Bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm; Bồi dưỡng trình độ chuyên môn sâu. Cách thức thực hiện:

Tạo điều kiện, khuyến khích động viên GV tham gia các loại hình học tập, bồi dưỡng chuyên môn. Tổ chức các khóa bồi dưỡng tập trung: khảo sát nhu cầu thực tiễn của GV hoặc xác định các vấn đề thời sự về chuyên môn; đặt hàng cho các cơ sở đào tạo; đối tượng bồi dưỡng lựa chọn nội dung (mô- đun, bồi dưỡng) hoặc giảng viên tham gia tập huấn; lập kế hoạch tập huấn; tiến hành tập huấn; đánh giá kết quả tập huấn và lấy thông tin phản hồi về khóa tập huấn, bồi dưỡng chương trình GDPT 2018 để có biện pháp điều chỉnh về phương pháp tập huấn bồi dưỡng, kĩ năng bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu của học viên.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Cán bộ quản lý và đội ngũ GV cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên các trường TH đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018.

- Đổi mới phương pháp quản lý trong việc nâng cao chất lượng GD trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với GD.

- Mỗi cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn phải nâng cao tinh thần đổi mới, tích cực chủ động nắm vững bản chất của việc bồi dưỡng năng lực quản lý, từ đó nắm vững vấn đề đổi mới GD, có kiến thức, kỹ năng sư phạm tốt.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, có kinh nghiệm trong tổ chức bồi dưỡng GV.

3.2.3. Giải pháp 3: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ phục vụ công tác bồi dưỡnggiáo viên trung học cở sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w