Đắk Glong, tỉnh Đắk nông
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đắk Glong,tỉnh Đắk Nông tỉnh Đắk Nông
- Về vị trí địa lý: Huyện Đắk Glong nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông, có tổng diện tích tự nhiên là 144.875,46 ha, giáp với các huyện Lắk ở phía Đông Bắc, Đam Rông ở phía Đông, Lâm Hà ở phía Đông Nam, Di Linh và Bảo Lộc ở phía Nam, Đắk RLấp và Thành phố Gia Nghĩa ở phía Tây Nam, Đắk Song ở phía Tây và Krông Nô ở phía Bắc.
- Về địa hình: Đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ là các thung lũng; độ cao trung bình trên 800m. Đây là khu vực có đất Bazan là chủ yếu, rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm như cây cà phê, cao su, điều, tiêu và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Về khí hậu: Đắk Glong vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt động trung bình hàng năm khoảng từ 21-22C
- Về con người: Toàn huyện Đắk Glong hiện có 54.094 người, với 27 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh với 23.001 người, chiếm 40,5% dân số toàn huyện. Nhân dân huyện Đắk Glong đoàn kết, sáng tạo, cần cù trong lao động sản xuất, tin và theo Đảng rất sớm, giàu truyền thống cách mạng.
với công suất 720 MW/ h (Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Buôn Tua Srah).
- Về tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên lớn nhất của huyện là rừng tự nhiên với diện tích 125.793,2 ha, độ che phủ 65%. Diện tích đất nông nghiệp 16.673 ha, chiếm 11,56% hệ thống sông suối đa dạng, có sông Đồng Nai chảy qua ở phía Nam và nhiều suối lớn. Đường giao thông thuận lợi, có Quốc lộ 28 đi Lâm Đồng, Bình Thuận.
Nguồn nước ngầm phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện, có trữ lượng lớn ở độ sâu 60- 90m.
-Về tài nguyên khoáng sản: Dồi dào, theo số liệu điều tra sơ bộ cho thấy trên địa bàn huyện có một số loại khoáng sản như: Mỏ vàng, Volfram, Thiếc, Antimon, Bau xít, Sét cao lanh làm gốm sứ cao cấp. Trữ lượng quặng Bau xit dự đoán 4,5 tỉ tấn. Trên bề mặt của mỏ quặng có lớp đất Bazan tốt, phù hợp cho trồng rừng hoặc cây công nghiệp dài ngày. Khó khăn cho việc khai thác hiện nay là chưa có đường giao thông, thiếu năng lượng, nguồn nước để rửa quặng và vốn đầu tư.
-Về tài nguyên du lịch: Trên địa bàn huyện đã có và trong tương lai có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như khu rừng nguyên sinh Tà Đùng (28.000 ha), thác Gấu xã Quảng Sơn, lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3; 4, thủy điện Buôn Tusa, các hồ chứa tự nhiên và nhân tạo… rất thích hợp cho du lịch sinh thái và dã ngoại. Các thôn, bon đồng bào dân tộc ít người với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo như Hội cồng chiêng, uống rượu cần…..
Trong 5 năm gần đây, nền kinh tế huyện Đắk Glong có tốc độ tăng trưởng kinh tế (2010-2015) trung bình đạt 13,62%, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp tăng 11,19%, công nghiệp-xây dựng tăng 20,67%; thương mại- dịch vụ tăng 21,94%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2019 ước đạt 23,19 triệu đồng/ người/ năm. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực, từ chỗ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, đến nay tỷ trọng nông nghiệp đã giảm xuống còn 69,36%; công nghiệp- xây dựng tăng lên 12,98%; thương mại- dịch vụ tăng lên 17,66%.
nông nghiệp phát triển khá toàn diện, chuyển dần từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo. Sản lượng lương thực hàng năm đều tăng; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển biến tốt, hầu hết các hộ dân đều trồng trọt, chăn nuôi các loại cây, con giống cho sản phẩm giá trị kinh tế cao, xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp chất lượng cao như: Ổi Đài Loan; Thanh Long ruột đỏ; Khoai lang nhật; Bơ; Sầu riêng; trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao.