Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáoviên về công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 61 - 64)

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện bồi dưỡng theo quy định phát triển đội ngũ để vừa đảm bảo về số lượng, vừa đảm bảo chất lượng bồi dưỡng, làm cho công tác bồi dưỡng thiết thực phục vụ mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Bồi dưỡng cho giáo viên phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch cán bộ dự nguồn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục vừa đảm bảo tính kế thừa cán

bộ lãnh đạo phù hợp với tình hình thực tiễn.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

Ở các cấp học, bậc học thì số học sinh ở các trường THCS có tốc độ tăng nhanh. Để hoàn thành được nhiệm vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo giao phó, nhà trường phải đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có chất lượng về tri thức, kỹ năng làm việc, không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ nhằm đáp ứng sự phát triển của nhà trường, tạo ra một đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi.

Thống nhất hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và nâng cao trình độ chuyên môn, kết hợp công tác tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân với bồi dưỡng theo hướng tập trung. Kết hợp hài hòa giữa tập thể và ý thức trách nhiệm của cá nhân, gắn quyền lợi và nghĩa vụ với yêu cầu phát triển nhà trường.

Nhằm phát triển đội ngũ giai đoạn 2025 – 2030, huyện Đắk Glong đã xác định: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên gắn liền với đổi mới công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học theo đúng định hướng và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Tạo điều kiện thuận lợi để CBQLGD, giáo viên được tham gia học tập để đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS để đến năm 2025 có 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn (Hiện nay100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn); 100% giáo viên dạy Tiếng Anh đạt chuẩn trình độ dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Định hướng đến năm 2030 đội ngũ giáo viên THCS đạt trình độ chuẩn 100% và 100% giáo viên THCS có trình độ tin học A trở lên. 100% cán bộ quản lý trường học đều được bồi dưỡng qua lớp cán bộ quản lý giáo dục theo đúng cấp học phụ trách.

Thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển CBQLGD và giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục và phù hợp với tình hình thực tiễn. Kịp thời tuyển dụng đủ các loại hình giáo viên, nhân viên trường học cho các cấp học. Có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Để có đội ngũ giáo viên ổn định và đảm bảo những yêu cầu trên thì Hiệu trưởng cần tập trung vào một số giải pháp sau:

+ Tham mưu với các cấp chính quyền và ngành để ưu tiên tuyển người địa phương: Đối với các trường thì giải pháp này sẽ góp phần ổn định đội ngũ giáo viên trong các trường THCS. Mặt khác nếu là người địa phương thì họ sẽ yên tâm công tác hơn, họ sẽ có điều kiện dành nhiều thời gian cho công việc và đầu tư cho hoạt động giáo dục của nhà trường.

+ Tuyển chọn giáo viên có nhu cầu về trường công tác: Giải pháp này giúp hiệu trưởng các trường tìm được những giáo viên tâm huyết với nghề, với đơn vị mà họ đang quản lý. Khi giáo viên có nhu cầu về công tác thì chính nhà trường đã có được sự đồng thuận từ phía họ, do đó sẽ thuận lợi cho phân công và điều hành công việc.

+ Tạo điều kiện cho giáo viên ổn định làm việc tại trường lâu dài: Đây là một việc làm không dễ bởi mỗi một giáo viên có một tính cách và hoàn cảnh sống riêng biệt, do đó nếu hiệu trưởng hiểu rõ được tâm tư, nguyện vọng của họ, nắm bắt những nhu cầu cơ bản của mỗi người, của tập thể giáo viên thì khi đó hiệu trưởng mới có thể xây dựng được kế hoạch làm việc một cách phù hợp với tập thể sư phạm nhà trường.

+ Cử giáo viên đi học để nâng cao trình độ: Muốn làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ thì giải pháp cử giáo viên đi học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công tác là vấn đề cốt yếu để có một đội ngũ giáo viên ổn định về chất lượng. Do đó hiệu trưởng các trường phải có kế hoạch và tiêu chí cụ thể để cử giáo viên đi học nâng cao trình độ, đảm bảo công bằng, khách quan để người được đi học bồi dưỡng và người không được xét đi học đều cảm thấy thỏa đáng với tiêu chí mà nội bộ nhà trường đưa ra.

+ Xác định đối tượng giáo viên cần bồi dưỡng: Vấn đề ở đây là không chỉ chọn người có trình độ tốt để bồi dưỡng thêm, hoặc những giáo viên còn hạn chế về chuyên môn để tiếp tục bồi dưỡng, mà cần phải lưu tâm tới những giáo viên có tâm huyết, gắn bó lâu dài với nhà trường để sau thời gian bồi dưỡng họ tiếp tục trở lại công tác tại đơn vị, hạn chế việc cử những giáo viên chưa thật sự ổn định đi bồi dưỡng để không làm ảnh hưởng đến công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên của nhà

trường trong tương lai.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch cán bộ dự nguồn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục vừa đảm bảo tính kế thừa cán bộ lãnh đạo.

- Nhà trường phải tạo điều kiện để bồi dưỡng giáo viên có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của nhà trường, tạo ra một đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi.

- Hiệu trưởng phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên gắn liền với đổi mới công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học theo đúng định hướng và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Tạo điều kiện thuận lợi để CBQLGD, giáo viên được tham gia học tập để đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

3.2.2. Giải pháp 2: Đa dạng hoá nội dung, phương pháp và hình thức bồidưỡng giáo viên trung học cơ sở theo xu hướng đáp ứng đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w