thông qua hoạt động trải nghiệm
Tổ chức thực hiện kế hoạch GD KNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm là sự xếp đặt những hoạt động khoa học, hợp lý, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để tạo ra sự cộng hưởng trong thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện tốt chức năng này Hiệu trưởng phải thực hiện các công việc cụ thể như:
Thông báo kế hoạch, chương trình hành động phối hợp giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm đến các thành viên có liên quan trong và ngoài nhà trường sao cho mỗi thành viên đều có thể nắm vững và thực hiện đúng kế hoạch.
Dựa trên kế hoạch đã xây dựng, BGH nhà trường thực hiện phân bổ công việc phải quy định đúng chức năng, quyền hạn cho từng thành viên và tính đến năng lực, hiệu quả cho từng hoạt động, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên liên quan hướng tới phát huy tối đa năng lực và tiềm lực của bộ phận và thành viên tham gia vào quá trình GD KNS cho học sinh nói riêng, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nói chung.
Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:
Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường do Hiệu trưởng làm trưởng ban. Xác định các nhiệm vụ cụ thể cho ban chỉ đạo với các công việc cụ thể có thể kể đến như sau: (1) Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể cho hoạt động trải nghiệm của từng khối lớp theo kế hoạch tổng thể; (2) Xác định các bên tham gia vào quá trình GD KNS cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm theo chương trình và kế hoạch đã xây dựng; (3) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bên liên quan đã xác định trong và ngoài nhà trường trong thực hiện triển khai kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm; (4) Xây dựng và thống nhất cơ chế phối hợp thực hiện trong toàn bộ quá trình thực hiện GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh với các bên liên quan; (5)
Xây dựng và thống nhất phương thức đánh giá kết quả giáo dục KNS cho học sinh đồng thời xây dựng và thống nhất phương thức đánh giá kết quả thực hiện quản lý