Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực (nhân lực; vật lực…) trong và ngoài nhà trường phục vụ triển khai kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 71 - 73)

1 Môi trường kinh tế-xã 60 50.00 50 34.00 0 8.3 35 4.7 3.4

3.2.4. Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực (nhân lực; vật lực…) trong và ngoài nhà trường phục vụ triển khai kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học

và ngoài nhà trường phục vụ triển khai kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Mục tiêu của biện pháp: Huy động tối đa 02 nguồn lực đó là: nhân lực và vật lực để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cụ thể:

Về nhân lực: Nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống có đủ khả năng về nhận thức, tư duy, trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng để đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa thiết kế và tổ chức các HĐTN; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống thông qua việc truyền đạt kiến thức và các kỹ năng cho học sinh.

Về vật lực: Đảm bảo có đủ kinh phí và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động GDKNS cho các em học sinh. Căn cứ vào yêu cầu GDKNS và yêu cầu rèn luyện của các em, nhà trường chú trọng đầu tư đầy đủ nhất các trang thiết bị trong điều kiện của trường mình; cố gắng đảm bảo cho các hoạt động có đủ nguồn kinh phí cần thiết để các hoạt động đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nội dung và cách thức thực hiện: Lãnh đạo nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV những kiến thức hiểu biết về HĐTN và GDKNS; đồng thời giúp GVcó kĩ năng thiết kế và tổ chức các HĐTN trong công tác GDKNS cho HS, mỗi GV bộ môn cần hiểu rõ khả năng GD của môn học đang giảng dạy và biết cách khai thác các nội dung có thể lồng ghép, tích hợp để GDKNS cho HS; phối kết hợp nguồn nhân lực ngoài nhà trường có trình độ chuyên môn, như công an, y tế để

giáo dục cho học sinh những vấn đề về sức khỏe sinh sản, ý thức tham gia giao thông, phòng chống tệ nạn học đường;

Về huy động nguồn nhân lực: Nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức các HĐTN trong GDKNS cho đội ngũ GV; xác định rõ các năng lực mà CBQL-GV cần bồi dưỡng; Xây dựng nội dung bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả; Đa dạng hoá các hình thức, phương pháp, phương tiện bồi dưỡng, đánh giá năng lực của đội ngũ CBQL-GV.

Với các nội dung GDKNS cho HS có thể tổ chức các hình thức hoạt động TNST sau: tổ chức các trò chơi; các cuộc thi, giao lưu; các câu lạc bộ; các buổi lao động công ích; tham quan dã ngoại; tổ chức sự kiện, sân khấu tương tác, hoạt động chiến dịch; … giúp các em có sự trải nghiệm một cách toàn diện trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Đối với từng kĩ năng, có thể gợi ý các HĐTN cụ thể phù hợp như:

+ Với kỹ năng nhận thức: nên tổ chức các HĐTN như: Đố vui để học, thực hành thí nghiệm, em yêu khoa học, hành trình khám phá, lao động, hướng nghiệp để hình thành các kĩ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều.

+ Với kỹ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác: nên tổ chức các hoạt động kể truyện theo sách ở thư viện trường, thuyết trình một vấn đề thời sự xã hội, tổ chức các câu lạc bộ như Toán học, tiếng anh, đố vui, các hoạt động theo chủ đề đã xây dựng từ đầu năm học, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian, sân khấu học đường, vẽ tranh cổ động, ngày hội bảo vệ môi trường... để hình thành kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

+ Với kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin nên tổ chức các hoạt động: tham gia sử dụng mạng xã hộị, tham quan phiên tòa xét xử lưu động, chơi TDTT để hình thành kĩ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân; biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng, biết phân tích, so sánh, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều, xem xét một cách toàn diện, thấu

đáo, sâu sắc và có hệ thống các thông tin đó, biết phân biệt đúng, sai, biết từ chối cám dỗ của tệ nạn xã hội.

Về huy động vật lực: Xây dựng danh mục những cơ sở vật chất tối thiểu, cần thiết phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giớ lên lớp đạt hiệu quả, đồng thời có kế hoạch từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động; thành lập tiểu ban phụ trách về cơ sở vậtchất phục vụ cho hoạt động GDKNS.

Xây dựng kế hoạch huy động nguồn vật lực ở trong và ngoài nhà trường để tăng cường công tác xã hộ hóa, huy động các lực lượng các nhà tài trợ ủng hộ kinh phí, phương tiện phục vụ cho hoạt động.

Điều kiện thực hiện biện pháp: Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên cách thiết kế và tổ chức các HĐTN; Đồng thời có các biện pháp tổ chức thực hiện các HĐTN trong GDKNS cho HS. Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về kiến thức và kỹ năng GDKNS cần được xây dựng

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ, các cựu học sinh thành đạt...để có sự tài trợ cho các hoạt động lớn như chương trình thể thao, văn nghệ, cắm trại, tham quan, dã ngoại; Cần có chế độ khen thưởng đối với các cá nhân tập thể khai thác, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho hoạt động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w